(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có nhiều diễn phức tạp, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động xây dựng phương án, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để chống dịch hiệu quả, tiếp tục nâng cao chất lượng cung ứng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khách hàng.
PC Hòa Bình triển khai cải tạo, nâng cấp lưới điện để nâng cao chất lượng cung ứng điện trong năm 2022.
Hiện nay, PC Hòa Bình quản lý trên 262 nghìn khách hàng, trong đó, gần 237 nghìn khách hàng sinh hoạt, còn lại là khách hàng ngoài sinh hoạt. Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, một trong những giải pháp PC Hòa Bình chú trọng thực hiện là huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng lưới điện. Những năm trở lại đây, đã có hàng trăm trạm biến áp được cấy mới ở các khu vực non tải, quá tải với chi phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Như năm 2021, PC Hòa Bình thực hiện sửa chữa lớn với 40 hạng mục; triển khai 72 công trình phục vụ sản xuất điện, tập trung khắc phục những khiếm khuyết trên lưới điện. Nhờ đó, chất lượng cung ứng điện ngày càng nâng cao, đem lại sự hài lòng hơn cho khách hàng.
Bên cạnh đó, năm 2021, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, có những địa phương trên địa bàn tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội. Để đảm bảo cấp điện ổn định, PC Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án cho từng tình huống cụ thể. Thực hiện cách ly Trung tâm Điều khiển xa tại chỗ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đảm bảo cho công tác quản lý, vận hành lưới điện thông suốt. Các đơn vị điện lực thực hiện đo kiểm tra thân nhiệt cho tất cả cán bộ, công nhân viên (CBCNV) và khách hàng đến giao dịch; bố trí nước sát khuẩn ngoài phòng làm việc và lối đi lên cầu thang. CBCNV đeo khẩu trang nghiêm túc, giữ khoảng cách trong khi làm việc. Cùng với đó, PC Hòa Bình triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số trong quản lý, vận hành, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Bước sang năm 2022, đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hòa Bình nhấn mạnh, mục tiêu xuyên suốt của công ty là nỗ lực để nâng cao chất lượng cung ứng điện, đảm bảo cấp điện ngày càng ổn định phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH. Năm nay, dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp nên PC Hòa Bình xác định, cần tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ trực tuyến, như thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt thông qua ngân hàng, các tổ chức trung gian, sử dụng ví điện tử; đăng ký cấp điện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực.
Một giải pháp quan trọng để đảm bảo cấp điện ổn định là việc triển khai đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp lưới điện. Năm 2022, tổng số vốn được giao cho công tác sửa chữa lớn của toàn công ty hơn 39 tỷ đồng, cho 32 hạng mục. Với những giải pháp đó, PC Hòa Bình hướng tới mục tiêu tiếp tục đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn trong năm 2022, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
(HBDDT) - Năm 2021, Chi cục Thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc được giao dự toán pháp lệnh 500,6 tỷ đồng; dự toán HĐND tỉnh giao 503,6 tỷ đồng; dự toán HĐND huyện, thành phố giao 580,9 tỷ đồng. Triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tình hình SX-KD của tổ chức, cá nhân đã cản trở công tác thu ngân sách. Mặt khác, nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn trong đại dịch cũng tác động trực tiếp đến kết quả thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của các địa phương.
(HBĐT) - Từ sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, năm 2021, huyện Lạc Thuỷ đã đạt được những kết quả nổi bật trong thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là khâu đột phá có vai trò nền tảng quan trọng, huyện đã dồn sức khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực; tăng cường huy động các nguồn nội lực và đóng góp của Nhân dân để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Sau 3 năm triển khai, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) đã trở thành một chính sách trọng tâm, có sự lan toả, được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương.
(HBĐT) - Chiều 17/1, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, xã Tân Lập (Lạc Sơn) đã cán đích NTM năm 2021. Diện mạo nông thôn đổi thay, các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần cải thiện, nâng cao.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có trên 420 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, trong đó có 265 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp. Năm 2021, hoạt động sản xuất ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn lực tài chính, nguồn lực lao động. Ngoài ra, do lưu lượng nước về hồ Hòa Bình ít hơn hàng năm, lượng nước trong các tháng cuối năm không đủ đáp ứng đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của Công ty Thủy điện Hòa Bình, làm ảnh hưởng chung đến hoạt động sản xuất công nghiệp.