(HBĐT) - Cuối năm 2021, Hữu Lợi là xã vùng đặc biệt khó khăn đầu tiên của huyện Yên Thủy về đích nông thôn mới (NTM). Một trang mới của mảnh đất khó khăn, cằn cỗi này được mở ra đầy hy vọng. Con đường bê tông liên xóm kiên cố đưa chúng tôi đi qua những vườn bưởi Diễn chín vàng tỏa hương thơm, những ngôi nhà sơn sửa khang trang. Một mùa xuân mới mang đến nhiều hy vọng cho mảnh đất vốn là vùng 135 này.


Sản phẩm bưởi Diễn của gia đình ông Hoàng Anh Việt (xóm Yên Thời, xã Hữu Lợi) được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021.

"Cây bưởi Diễn được tôi đưa về Hữu Lợi năm 2004. Từ những gốc cây trồng thử nghiệm đầu tiên, gia đình dần mở rộng diện tích, đến nay lên đến 11 ha. Bưởi Diễn phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở đây. Quả có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, giá trị kinh tế cao. Trừ chi phí, mỗi ha bưởi Diễn có thể cho lợi nhuận 200 triệu đồng/năm” - anh Hoàng Anh Việt, xóm Yên Thời - người đầu tiên đưa cây bưởi Diễn về Hữu Lợi chia sẻ. Khoảng 10 năm trở lại đây, diện tích trồng bưởi Diễn trên địa bàn xã ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê, xã có trên 90 ha bưởi Diễn, trong đó, trên 30 ha cho thu hoạch. Xã đang hướng tới xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm.

Bên cạnh việc mở rộng diện tích cây ăn quả có múi, Hữu Lợi tiếp tục phát huy thế mạnh lâm nghiệp. Năm 2021, lợi nhuận thu từ lâm nghiệp ước đạt hơn 17 tỷ đồng. Quyết tâm cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2021, xã đã tập trung nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí còn lại là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, nâng cao thu nhập… Nhân dân đã hiến hơn 2.000 m2 đất để xây dựng 0,5 km tuyến đường liên xã, sửa chữa, nâng cấp gần 2 km đường liên xóm và bê tông hóa hơn 2 km đường nội xóm. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2021 giảm còn hơn 11%, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng.



Người dân chung sức, đồng lòng ủng hộ nhu yếu phẩm hỗ trợ các khu cách ly, điều trị dịch Covid-19 trên địa bàn huyện.

Tạm biệt Hữu Lợi, chúng tôi tiếp tục hành trình đến với xã vùng sâu, vùng xa nhất của huyện là Lạc Sỹ. Đường vào Lạc Sỹ nối dài ngút tầm mắt những đồi keo xanh mướt. Thu nhập từ trồng rừng giúp nhiều hộ từng bước thoát nghèo, vươn lên khá giả. Theo đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã, xã bắt đầu phát triển kinh tế đồi rừng từ năm 2004. Tổng diện tích đất rừng sản xuất trên 2.200 ha. Nhiều hộ xác định trồng rừng là nguồn sinh kế bền vững, giúp tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Phát triển kinh tế từ trồng rừng đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã, từ trên 50% năm 2016 đến nay còn dưới 20%. Trên 70% hộ có nhà xây kiên cố. Tận dụng hoa keo và hoa rừng, nhiều hộ phát triển nghề nuôi ong lấy mật cho hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong Lạc Sỹ đã được huyện đánh giá đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Song song với phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học trên địa bàn xã những năm gần đây được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo nên diện mạo khang trang cho vùng đất khó khăn này.


Trên địa bàn huyện có 91,3% khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 

Huyện Yên Thủy hiện có 11 xã, thị trấn với 115 xóm, khu phố; 5 xã vùng 135 là Hữu Lợi, Bảo Hiệu, Đa Phúc, Lạc Lương, Lạc Sỹ. Trong những năm qua, các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ vùng khó khăn được triển khai thực hiện có hiệu quả. Vùng đặc biệt khó khăn từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm… ngày càng khang trang. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nước sinh hoạt cho Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm. Việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc góp phần phát triển KT-XH, phát huy bản sắc văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/năm. Thu NSNN vượt 10% kế hoạch.

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, huyện trở thành huyện nông thôn mới, điều đó có nghĩa 5 xã vùng 135 của huyện cũng sẽ về đích nông thôn mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Với những khởi sắc ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, cấp uỷ, chính quyền, Nhân dân huyện Yên Thủy, tin tưởng, không ngừng phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Dương Liễu


Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục