Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định số 422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Chú thích ảnh

Sản xuất sợi. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Theo đó, mục đích của kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng; kế hoạch hành động bám sát các quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết số 11/NQ-CP; nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành ngân hàng để nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu đề ra.

Kế hoạch nêu rõ cần điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Kế hoạch cũng chỉ rõ cần triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

Cũng theo kế hoạch, cần tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và tiếp tục xử lý nợ xấu.

Đặc biệt là tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank; theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Kế hoạch cũng nêu rõ, trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nêu trên, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức triển khai quyết liệt kế hoạch hành động; thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình triển khai của đơn vị; chỉ đạo xử lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chỉ đạo triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu đề ra…

                                                                           Theo báo Tin tức


Các tin khác


Tập trung chăm sóc, bảo vệ ây trồng vụ xuân

(HBĐT) - Thời điểm này, nông dân tập trung chăm sóc cây vụ xuân. Dưới sự chỉ đạo của ngành NN&PTNT tỉnh, các cơ quan chuyên môn, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại trên một số loại cây trồng nhằm bảo vệ sản xuất.

Gỡ điểm nghẽn cản trở phát triển kinh tế số

Hiện đại hoá hạ tầng viễn thông hướng tới hạ tầng số để phát triển kinh tế số, xã hội số là một trong những mục tiêu được ngành thông tin và truyền thông thúc đẩy.

Huyện Cao Phong: Nhu cầu vay vốn phục hồi kinh tế gần 80 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả rà soát nhu cầu vay cầu vốn để triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Qua rà soát, tổng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện là 79 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 là 42,5 tỷ đồng; năm 2023 là 36,5 tỷ đồng.

Doanh thu trong các khu công nghiệp ước đạt 4.960 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương tập trung huy động nguồn lực, tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp (KCN) Yên Quang, Mông Hóa, Lạc Thịnh, Nhuận Trạch; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp.

Thích ứng an toàn, cấp điện ổn định phục vụ phòng, chống dịch

(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai nhiều phương án để thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả, cũng như ưu tiên cấp điện ổn định tại các khu cách ly, cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19.

Thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu

(HBĐT) - Những năm gần đây, lĩnh vực thương mại của Hòa Bình nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng có nhiều khởi sắc với giá trị xuất khẩu tăng từng năm. Mặt hàng và thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng. Tuy vậy, theo đánh giá của tỉnh, thương mại chưa khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Vai trò gắn kết giữa sản xuất với tiêu dùng của thương mại còn hạn chế; chưa hình thành và phát triển được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đến nay, một số nông sản chủ lực như các loại quả có múi (cam, bưởi), các loại rau ngắn ngày, thịt gia súc, gia cầm… chưa được chế biến sâu, mới chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước nên giá trị gia tăng thấp, hiệu quả SX-KD hạn chế. Do vậy, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường xuất, nhập khẩu là một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục