(HBĐT) - Kể từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống KT-XH. Triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện, tiếp tục đưa nguồn vốn ưu đãi đến với các đối tượng, góp phần phục hồi KT-XH.
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu rà soát nhu cầu vay vốn người dân trên địa bàn.
Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Cùng với các chương trình tín dụng chính sách đã triển khai nhiều năm, năm 2021, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến hết 31/3, trên địa bàn tỉnh đã có 11 doanh nghiệp được vay vốn với số tiền trên 5 tỷ đồng để trả lương cho hơn 1,5 nghìn lượt người lao động.
Theo đồng chí Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh: Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, NHCSXH được giao triển khai thực hiện 5 chương trình tín dụng ưu đãi trong 2 năm (2022 - 2023). Đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về triển khai thực hiện thành lập BCĐ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên triển khai thực hiện. Chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền về các gói tín dụng ưu đãi; phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách thực hiện chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Qua rà soát, tổng nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 11/NQ-CP 1.336,7 tỷ đồng, nhu cầu năm 2022 là 685,9 tỷ đồng, còn lại là năm 2023.
Trong đó, nhu cầu vốn đối với chương trình cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ 738,2 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP 262 tỷ đồng; cho vay HSSV để 20,5 tỷ đồng; cho vay thực hiện Chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 là 309,3 tỷ đồng; cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 1 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch 6,7 tỷ đồng.
Đà Bắc là huyện khó khăn, những năm qua, nhu cầu được tiếp cận vốn tín sách của người dân rất lớn. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: Dịch Covid-19 đã khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Nghị quyết 11/NQ-CP nhận được sự kỳ vọng lớn của người dân. Để triển khai thực hiện, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn. Qua rà soát, nhu cầu vay vốn của người dân là 136,75 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vay vốn lớn nhất là chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với 86,25 tỷ đồng; chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 là 42,1 tỷ đồng.
Trên cơ sở kết quả tổng hợp nhu cầu vay vốn, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã gửi NHCSXH Việt Nam để căn cứ phân bổ nguồn vốn. Các đơn vị trực thuộc tập trung đẩy mạnh tuyên truyền các chương trình tín dụng được giao thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ-CP để các đối tượng thụ hưởng nắm bắt kịp thời; phân bổ nguồn vốn đảm bảo phù hợp với nhu cầu và thực tế từng địa phương, ưu tiên cho vay đối với người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19, cơ sở kinh doanh để phục hồi sản xuất.
Viết Đào
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg, ngày 4/4/2022 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.
(HBĐT) - Không cần phải đến trực tiếp, chỉ với chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, ngày 1/4, chị Hoàng Thị Hương, ở khu 13, thị trấn Chi Nê đã tải mẫu hồ sơ, điền thông tin và gửi hồ sơ trực tuyến mức độ 3 đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Lạc Thuỷ thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tư pháp về cải chính tên đệm của mình trong giấy khai sinh của con. Chị Hương chia sẻ: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 này thật tiện lợi, thủ tục đăng ký đơn giản, có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày, chỉ cần nơi đó có kết nối mạng Internet, giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian giao dịch. Có thể theo dõi được tình trạng hồ sơ của mình trên hệ thống mạng hay qua tin nhắn điện thoại. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, cán bộ phụ trách một cửa Huỳnh Thị Minh Thảo đã chuyển đến phòng chuyên môn và hẹn trả kết quả cho chị Hương tại nơi tiếp nhận vào ngày 6/4.
(HBĐT) - Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, công tác xúc tiến, vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) được triển khai với nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Nhờ vậy, số chương trình, dự án viện trợ PCPNN ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị giải ngân, góp phần mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương trong tỉnh.
(HBĐT) - Hồ chứa nước Cánh Tạng là hồ đa mục tiêu, vừa có chức năng tưới tiêu, vừa đảm bảo cắt lũ, khi hoàn thành sẽ có tiềm năng phát triển du lịch và điều hòa giảm nhiệt độ cho huyện Lạc Sơn. Không chỉ phục vụ Hòa Bình mà xây dựng hồ còn phục vụ một phần cho tỉnh Thanh Hóa khi xả nước xuống hạ du và một phần dẫn nước về cho huyện Nho Quan (Ninh Bình). Như vậy, khi hoàn thành công trình đầu mối là đã hoàn thành nhiều mục tiêu.
(HBĐT) - Ngày 1/4/2022, Cục Thuế tỉnh có Thông báo số 1393/TB-CTHBI về việc công khai phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với hoạt động khai thác khoáng sản năm 2021.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh BÙI VĂN KHÁNH đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 24/3/2022 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022.