(HBĐT) - Sáng 21/4, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tổ chức lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) toàn quốc. Dự lễ công bố có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Lễ công bố được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Tổng cục Thuế và trên 500 điểm cầu toàn quốc. Tại điểm cầu tỉnh, dự lễ công bố có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và các đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh cùng các sở, ngành liên quan.


Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành thực hiện nghi thức kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc.

Theo Tổng cục Thuế, ngày 21/11/2021, Bộ Tài chính đã công bố triển khai và chính thức sử dụng HĐĐT tại 6 tỉnh, thành phố giai đoạn 1 (gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ). Sau 5 tháng triển khai giai đoạn 1, việc triển khai HĐĐT tại 6 tỉnh, thành phố đã thành công với hàng trăm nghìn tổ chức, doanh nghiệp hoàn thành thủ tục thực hiện sử dụng HĐĐT. Nếu chỉ tính riêng các doanh nghiệp đã hoạt động có sử dụng hóa đơn thì số lượng này có thể đạt 100%.

Từ kết quả giai đoạn 1, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai HĐĐT giai đoạn 2 tại 57 tỉnh, thành phố còn lại. Như vậy, hệ thống HĐĐT được triển khai trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu đến ngày 1/7/2022, toàn bộ người nộp thuế sử dụng HĐĐT theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Phát biểu tại lễ công bố, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm của ngành thuế từ T.Ư đến địa phương, đồng thời chúc mừng, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Bộ Tài chính, ngành thuế và 6 tỉnh, thành phố trong việc triển khai giai đoạn 1 hệ thống HĐĐT.

Thủ tướng khẳng định việc triển khai áp dụng HĐĐT góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của người dân, doanh nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại, tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống gian lận, tiêu cực, phát triển thương mại điện tử, cắt giảm chi phí tuân thủ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Đồng thời, việc này còn có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu trọng yếu quốc gia như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, đất đai…, góp phần hướng tới xây dựng hệ sinh thái công dân số; đổi mới công tác quản lý Nhà nước trên nhiều ngành, lĩnh vực; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.

Trong giai đoạn tới, Thủ tướng đề nghị ngành thuế cần tiếp tục kiên định quan điểm, mục tiêu là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, minh bạch, công bằng, hiệu quả, có tính ổn định cao, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Phấn đấu đến hết năm 2022, 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghi thức kích hoạt hệ thống HĐĐT toàn quốc.


Hồng Trung

Các tin khác


Lãi suất rục rịch tăng

Lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn gia tăng từ đầu năm đến nay đẩy tiền lãi cho vay tại một số ngân hàng đi lên khiến doanh nghiệp lo lắng.

Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam

Các quỹ đầu tư nước ngoài đều đưa ra những dự báo lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 và sự tăng trưởng ổn định của dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Kinh tế Việt Nam phục hồi sẽ là điểm tựa cho thị trường chứng khoán

Chỉ số VN-Index đã mất tổng cộng hơn 92 điểm sau 5 phiên giảm liên tiếp. Ngày 20/4 trở thành phiên thứ 5 liên tiếp chứng kiến thị trường chứng khoán (TTCK) lao dốc với sắc đỏ giảm điểm bủa vây khắp các sàn giao dịch chính.

Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất nông sản, thực phẩm

(HBĐT) - Trước thực tế sản xuất nông sản, thực phẩm (NS, TP) còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa nhiều sản phẩm được áp dụng công nghệ cao, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nền nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2022 lựa chọn chủ đề "Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm NS, TP trong tình hình mới”.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, sản phẩm

Thời gian qua khoa học và công nghệ đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên 45,7% giai đoạn 2016 - 2020, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50% năm 2020 đã khẳng định tầm quan trọng việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, sản phẩm.

Các nhà đầu tư Ấn Độ rất quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng vào Việt Nam

Chiều 19/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục