(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 32 km, Ngổ Luông (Tân Lạc) là xã vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất của huyện. Xã có 4 xóm, 350 hộ, 1.605 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập.


Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình bà Bùi Thị Chựng, xóm Luông Dưới, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) cho thu nhập 30 - 40 triệu đồng/năm.

Đồng chí Bùi Thị Thủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Nỗ lực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đưa các loại cây, con giống phù hợp điều kiện thực tế địa phương, trong đó, định hướng cho bà con phát triển chăn nuôi và cây lâm nghiệp. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các nguồn vốn đầu tư, chính sách giảm nghèo, xã tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông nhằm phục vụ sản xuất, giao thương hàng hóa thuận lợi, phát triển KT-XH địa phương”.

Xã có địa hình đồi núi nên khó canh tác, đất sản xuất manh mún, thiếu bãi bằng để trồng cấy, xây dựng nhà xưởng sản xuất, khí hậu khắc nghiệt về mùa đông, giao thông bất cập nên việc triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tập quán canh tác thuần nông, nhận thức người dân còn hạn chế, khó tiếp cận kỹ thuật, công nghệ mới, lực lượng lao động trẻ tại địa phương thiếu. Để khắc phục những tồn tại, xã đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, chú trọng phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp. Hiện, toàn xã trồng 345 ha ngô, năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha, rau các loại 24 ha, cỏ voi 20 ha; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi với 323 con trâu, 854 con bò, 836 con lợn, 146 con dê, gia cầm trên 10.000 con. Công tác tiêm phòng, khử trùng, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi được triển khai thường xuyên.

Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã triển khai các khoản vốn vay chính sách, ưu đãi thông qua các kênh tín dụng, ủy thác. Tổng dư nợ từ Ngân hàng CSXH trên địa bàn đạt trên 8 tỷ đồng, không có nợ xấu, nợ quá hạn, chủ yếu là cho vay hộ nghèo, cận nghèo, SX-KD, việc làm; toàn xã có 7 tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhiều khoản vốn vay đã phát huy hiệu quả, xây dựng mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân.

Thăm mô hình chăn nuôi của bà Bùi Thị Chựng, xóm Luông Dưới, bà cho biết: "Từ khoản vay sản xuất 15 triệu đồng của Ngân hàng CSXH và vay anh em, bạn bè, tôi đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình có 3 con bò, 7 con lợn, thoát nghèo bền vững, thu nhập đạt khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm”.

Phát triển cây lâm nghiệp đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ với tổng diện tích rừng sản xuất 612 ha, chủ yếu là cây họ tre, nứa, vầu, sặt, lành hanh. Hiện, mỗi năm xã thu hoạch trên 120 tấn cây lâm nghiệp các loại, thu trên 4,5 tỷ đồng, chủ yếu cây tre, sặt với giá từ 5.000 - 10.000 đồng/cây. Măng sặt cũng được người dân trồng, khai thác thường xuyên với giá thu mua trung bình 15.000 đồng/kg. Đây là những loại cây có bộ rễ khỏe, chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, xã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Từ năm 2021 đến nay, xã đã cứng hóa, bê tông hóa 1,2 km đường xóm, huy động người dân nạo vét các tuyến kênh mương, phát dọn hành lang giao thông. Bên cạnh đó, xã tiếp tục xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, cử cán bộ có chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, định hướng phát triển mô hình phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thế mạnh, đảm bảo tính hiệu quả, bền vững cho bà con, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 24 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 21,9%.


Hoàng Anh


Các tin khác


Sôi nổi phong trào thi đua sáng tạo trong công nhân doanh nghiệp FDI

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh được thực hiện xuyên suốt, có chiều sâu. Từ phong trào xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, say mê lao động, thi đua sáng tạo, có nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, yên tâm với môi trường thu hút đầu tư của tỉnh.

Kỳ vọng tương lai thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - TP Hòa Bình trong những năm qua đã, đang từng bước nỗ lực, khẳng định được vai trò, vị thế của một đô thị trung tâm, tạo tiền đề quan trọng trong xây dựng và phát triển tỉnh là vùng kinh tế trọng điểm của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, mỗi năm thành phố được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào hạ tầng, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực nhằm xứng tầm là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là trái tim của cả tỉnh.

Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) của tỉnh trải dài và bao phủ khắp các huyện, thành phố với 145/151 xã, phường, thị trấn. Do điều kiện về địa hình, phân bố dân cư, lịch sử từ xa xưa, đồng bào chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây là những khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng nhưng thường bị chia cắt bởi núi đá, sông, suối; cơ sở hạ tầng KT-XH còn thiếu và yếu. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Một số kết quả nổi bật phát triển KT-XH 3 tháng đầu năm 2022

(HBĐT) - 3 tháng đầu năm 2022, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Song, Đảng bộ, chính quyền, LLVT, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy tinh thần đoàn kết; đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Qua đó, tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng trong phục hồi và phát triển KT-XH; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cụ thể:

Phát triển công nghiệp là động lực của nền kinh tế

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô, là cửa ngõ kết nối Thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc; với xu hướng phát triển là thành phố vệ tinh, thành phố thông minh của Vùng Thủ đô, giúp tỉnh mở ra cơ hội lớn để phát triển, trong đó lĩnh vực công nghiệp có nhiều lợi thế. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phải trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Tập trung phát triển CN-TTCN theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao...

Giá gas bán lẻ tháng 5 quay đầu giảm mạnh

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 sẽ giảm 25.800 đồng với bình 12 kg và 102.900 đồng với bình công nghiệp 48 kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục