Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; nâng cao giá trị gia tăng trong nước và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp.
Để công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững - Ảnh minh họa
Yếu điểm lớn nhất là phụ thuộc chuỗi cung ứng từ nước ngoài
Tác động của dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua tới các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ điểm yếu lớn nhất là phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.
Theo phân tích của ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nguyên nhân của sự phụ thuộc này chủ yếu do công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu của các ngành hạ nguồn về nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện.
Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng tạo ra trong nước của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực. Theo đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đóng góp khoảng 16% GDP so với mức 26% của Thái Lan, 36% của Trung Quốc.
Công nghiệp hỗ trợ - mắt xích quan trọng
Từ đó, ông Hoàn khẳng định, công nghiệp hỗ trợ chính là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
"Nước nào có công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển mới có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP", ông Hoàn cho biết.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã nhấn mạnh rằng, Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định mục tiêu đến năm 2025, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25% và đặt ra nhiệm vụ "Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu".
"Có thể thấy rằng, mục tiêu đặt ra cho năm 2025 khá thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan, cũng như những đột phá về hệ thống chính sách hỗ trợ để có thể thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo một cách mạnh mẽ", Thứ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận.
Trước những thách thức đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; nâng cao giá trị gia tăng trong nước và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp.
Theo lãnh đạo Cục Công nghiệp, để công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, giải quyết những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp.
Bên cạnh đó, sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trên nguyên tắc dựa trên lợi thế của đất nước, hình thành chuỗi cung ứng trong nước; nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
(HBĐT) - Đúng 7h ngày 12/6, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiến hành mở một cửa xả đáy. Đến 13h cùng ngày, Công ty tiếp túc mở thêm một cửa xả đáy số 2. Đây là lần đầu tiên trong năm 2022, Thủy điện Hòa Bình phải mở cửa xả lũ. Việc mở 2 cửa xả đáy tại Thuỷ điện Hoà Bình được thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
(HBĐT) - Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, quản lý tốt 356 cây trội các loại; 1,1 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống; 20 ha rừng giống chuyển hóa, các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng cho thu hoạch vật liệu giống. Tính đến nay, toàn tỉnh đã sản xuất được 14,48 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2022. Trong tháng 5, các địa phương đã trồng được trên 710 ha rừng trồng tập trung và 125,31 nghìn cây phân tán. Lũy kế từ đầu năm đến nay trồng được trên 2.143 ha rừng trồng tập trung và 408,77 nghìn cây phân tán.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thành lập mới được 12 hợp tác xã (HTX), trong đó huyện Cao Phong, Tân Lạc mỗi huyện thành lập được 2 HTX; Yên Thủy và Kim Bôi mỗi huyện thành lập 2 HTX; Lạc Thủy, Mai Châu 1 HTX. 4 tổ hợp tác (THT) thành lập mới: Huyện Kim Bôi 3 THT và Lương Sơn 1 THT, đạt 18,5% chỉ tiêu kế hoạch năm 2022. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 635 tổ chức kinh tế tập thể hoạt động, gồm: 413 HTX, 3 Quỹ tín dụng nhân dân, 219 THT. Ngoài ra, có 1 Văn phòng đại diện của Liên hiệp HTX Việt Nam (trụ sở chính ở Hà Nội) hoạt động đầu tư quản lý chợ trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức kinh tế tập thể thu hút 15.434 nghìn thành viên và 27.425 nghìn người lao động (13.158 nghìn lao động thường xuyên, 14.267 nghìn lao động thời vụ).
(HBĐT) - Năm 2020, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Năm 2021, xã thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, đến nay, việc hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu gặp nhiều khó khăn do khối lượng thực hiện các nội dung tiêu chí lớn, nguồn vốn hạn chế. Ngoài ra, kết quả xây dựng NTM giữa các thôn, xóm chênh lệch nhiều; việc di dời công trình chăn nuôi gây mất mỹ quan nông thôn, xây dựng khu dân cư (KDC), vườn mẫu khó thực hiện; công dân thường trú ở xã vẫn phạm tội, mắc tệ nạn xã hội…
(HBĐT) - Lần đầu tiên, danh hiệu "Trí thức khoa học công nghệ (KHCN) tiêu biểu tỉnh Hòa Bình” được tôn vinh với 20 cái tên nổi bật nhất. Đây là những trí thức tiêu biểu đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp quan trọng vào hoạt động của đội ngũ trí thức tỉnh nhà những năm qua và tạo thêm nhiều động lực thúc đẩy KT-XH phát triển.
(HBĐT) - Trên cơ sở đề xuất của Công ty Cổ phần (CP) Tập đoàn Minh Trung về nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt của tỉnh và kết quả khảo sát, đánh giá thực địa sản xuất, trồng trọt trên địa bàn huyện Yên Thủy, ngày 10/6, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Yên Thủy tổ chức Hội thảo xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu sản phầm trồng trọt phục vụ công nghiệp chế biến.