(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm nay, cơn sốt bất động sản (BĐS) không chỉ tập trung ở khu vực TP Hòa Bình mà còn lan ra khắp các huyện khác trong tỉnh. Đáng quan tâm hơn, cơn sốt đã len lỏi đến vùng núi, những nơi hàng chục năm qua người dân chỉ biết cần cù lao động, giờ giá đất cũng được "thổi” lên đến vài tỷ đồng cho mỗi ha.




Một khu vực tại xã Xuân Thủy (Kim Bôi) được rao bán trên mạng.

Thời điểm đầu năm, tình trạng nhiều dòng tiền liên tục đổ dồn vào BĐS đã làm cho giá đất ở nhiều địa phương trong tỉnh tăng lên chóng mặt. Từ đất nền các dự án cho đến các loại đất nông nghiệp, đất rừng ở những nơi xa xôi cũng được dân đầu cơ quan tâm. Lý giải về điều này, anh Nguyễn Văn Dũng, một người dân ở TP Hòa Bình cho hay, bắt nguồn từ nỗi lo lạm phát, cộng với lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng quá rẻ nên nhiều người tìm đến BĐS làm nơi "trú ẩn".

Theo những nhà đầu tư BĐS, thời gian qua, tình trạng sốt đất không chỉ quanh khu vực TP Hòa Bình mà còn ở nông thôn, thậm chí cả vùng núi, vùng lòng hồ sông Đà cũng xảy ra tình trạng sốt đất mạnh mẽ. Đặc biệt, có những vị trí giáp ranh lòng hồ gần với TP Hòa Bình được nhà đầu cơ thổi giá từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng/ha. Tại các địa bàn như huyện Lương Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy… cũng xảy ra tình trạng giá BĐS tăng lên vài lần so với cuối năm 2021, từ phân khúc đất nền cho đất đất vườn, đất trang trại, đồi rừng. Tình trạng sốt đất đến nỗi nhiều người nhận định, chỉ cần năm 2021, khi dịch bệnh còn căng thẳng nếu có vài tỷ đồng bỏ ra mua đất và chờ đợi thì đến nay đã thành "đại gia”. Đáng nói, đa phần người đi mua đất rừng, đất trang trại trên địa bàn tỉnh thời gian qua đều từ Hà Nội và những tỉnh lân cận đến tỉnh nhà và thổi giá bất chấp hệ lụy.

Thêm nữa, tình trạng sốt đất khiến cho số lượng văn phòng môi giới, giao dịch nhà đất xuất hiện dày trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các "điểm nóng” như huyện Lương Sơn, TP Hòa Bình, Cao Phong, Yên Thủy... Qua khảo sát được biết, lợi dụng sự sốt nóng và quan tâm về thị trường BĐS, đội ngũ cò đất, môi giới nhà đất cũng là một trong những nguyên nhân thổi bùng cơn sốt đất lên cao. Nhiều môi giới BĐS bất chấp đổ về các nơi là điểm nóng về giá đất để chèo kéo khách, giới đầu tư, tạo ra những đợt sóng đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận.

Anh Cường, giám đốc một công ty BĐS trên địa bàn tỉnh cho hay, có lẽ do sự khan hiếm nguồn cung nhà ở, đất đai ở vùng Thủ đô mà nhà đầu tư và người có nhu cầu mua đất có xu hướng tìm đến vùng ven đô nhiều hơn, nhất là địa bàn tỉnh, nơi tiếp giáp với Thủ đô và được đánh giá có môi trường khá lý tưởng cho nghỉ cuối tuần của người dân Hà Nội. Song trên thực tế, nhu cầu đầu tư thực, ở thực và dài hạn thường rất ít, đa phần dân ngoại tỉnh đến tỉnh ta tìm mua BĐS là dân đầu cơ "lướt sóng".

Theo các chuyên gia, thị trường BĐS vốn luôn có nhiều tiềm năng trong dài hạn, tuy nhiên, thời điểm từ đầu năm đến nay chủ yếu là những nhà đầu tư "lướt sóng" theo kiểu "chộp giật", theo phong trào và không có kế hoạch đầu tư cũng như chiến lược rõ ràng. Cơn sốt đất ảo có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào, gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho cả người mua và người bán. Khi chính quyền địa phương vào cuộc và cần thiết có những biện pháp mạnh tay sẽ làm giảm hoạt động giao dịch, nhất là việc xử lý triệt để các vi phạm, chấn chỉnh thị trường mua bán nhà đất.

Việc công khai quy hoạch tới đây của tỉnh rất có thể sẽ khiến cho tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất để trục lợi bất hợp pháp không còn "đất sống”, nhất là những khu vực rừng phòng hộ sông Đà hoặc các khu vực liên quan đến đất trồng rừng sản suất... Đặc biệt, việc điều chỉnh những vướng mắc trong quy định của pháp luật, sửa đổi nội dung các quy định của luật hiện hành có liên quan, tạo hành lang pháp lý quản lý thị trường BĐS chặt chẽ theo các chuyên gia cũng sẽ khiến cho thị trường BĐS giảm nhiệt đáng kể. Khi đó, việc người dân đầu cơ BĐS ở tất cả các phân khúc với những mức giá bị thổi lên quá cao chắc chắn sẽ phải nhận trái đắng.

Hồng Trung

Các tin khác


Tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh thực hiện lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí xã hội, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đập Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở thêm 2 cửa xả lũ

(HBĐT) - Thực hiện Công điện số 05/CĐ-QG hồi 8h00’ ngày 13/6/2022 của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai (PCTT), Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh vừa có Công điện số 67/CĐ-BCH về việc đảm bảo an toàn vùng hạ du đập thuỷ điện Hoà Bình khi đập thuỷ điện Hoà Bình mở thêm 2 cửa xả lũ.

Thuỷ điện Hoà Bình xả lũ - cần chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn

(HBĐT) - Nhận được thông tin thuỷ điện Hoà Bình mở 2 cửa xả lũ, từ sáng sớm 12/6, nhiều người dân trên địa bàn TP Hòa Bình đã ra ven khu vực sông Đà phía hạ lưu chân đập ngắm cảnh xả lũ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ, đối thoại với 4.500 công nhân lao động trên cả nước

(HBĐT) - Sáng 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, đối thoại với công nhân trong chương trình có chủ đề "Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước” tại tỉnh Bắc Giang. Tham dự chương trình có 4.500 công nhân lao động (CNLĐ) tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng LĐLĐ Việt Nam. 

Công ty Thuỷ điện Hoà Bình mở 2 cửa xả đáy

(HBĐT) - Đúng 7h ngày 12/6, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiến hành mở một cửa xả đáy. Đến 13h cùng ngày, Công ty tiếp túc mở thêm một cửa xả đáy số 2. Đây là lần đầu tiên trong năm 2022, Thủy điện Hòa Bình phải mở cửa xả lũ. Việc mở 2 cửa xả đáy tại Thuỷ điện Hoà Bình được thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Tổng thu nhập từ rừng ước đạt trên 83 tỷ đồng

(HBĐT) - Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, quản lý tốt 356 cây trội các loại; 1,1 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống; 20 ha rừng giống chuyển hóa, các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng cho thu hoạch vật liệu giống. Tính đến nay, toàn tỉnh đã sản xuất được 14,48 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2022. Trong tháng 5, các địa phương đã trồng được trên 710 ha rừng trồng tập trung và 125,31 nghìn cây phân tán. Lũy kế từ đầu năm đến nay trồng được trên 2.143 ha rừng trồng tập trung và 408,77 nghìn cây phân tán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục