Bộ Công thương cho biết: Ngày 13/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng công báo Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi Quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Quy định có hiệu lực từ ngày 3/7/2022.
Ảnh minh họa.
Theo Bộ Công thương ngày 13/6, EU đã chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793.
Tuy nhiên, EU tiếp tục duy trì việc yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với các lô hàng mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác.
EU cũng tiếp tục duy trì thanh long trong danh mục yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793 với lý do thanh long vẫn còn nguy cơ cao an toàn thực phẩm và tần suất các lô hàng bị cảnh báo chưa có nhiều tiến bộ. Các nhóm rau gia vị vẫn bị duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới EU là 50%.
Do vậy, từ ngày 3/7/2022, các lô hàng bún, miến, phở xuất khẩu sang EU không cần bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công thương cấp và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU. Nhóm mỳ ăn liền chứa gia vị và nước sốt (HS 1902 30 10 30) vẫn cần giấy chứng nhận của Bộ Công thương.
Việc Bộ Công thương kịp thời thành lập bộ phận cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với nhóm bún, miến, phở và những chỉ đạo kịp thời cùng lập luận thực tế, sự phối hợp hiệu quả của Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu, EU đã ghi nhận sự kiểm soát an toàn thực phẩm của Bộ Công thương và Việt Nam và có những sửa đổi nhất định về quy định kiểm soát khẩn cấp thực phẩm.
Theo báo Nhân Dân
(HBĐT) - Sáng 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, đối thoại với công nhân trong chương trình có chủ đề "Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước” tại tỉnh Bắc Giang. Tham dự chương trình có 4.500 công nhân lao động (CNLĐ) tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng LĐLĐ Việt Nam.
(HBĐT) - Đúng 7h ngày 12/6, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiến hành mở một cửa xả đáy. Đến 13h cùng ngày, Công ty tiếp túc mở thêm một cửa xả đáy số 2. Đây là lần đầu tiên trong năm 2022, Thủy điện Hòa Bình phải mở cửa xả lũ. Việc mở 2 cửa xả đáy tại Thuỷ điện Hoà Bình được thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
(HBĐT) - Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, quản lý tốt 356 cây trội các loại; 1,1 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống; 20 ha rừng giống chuyển hóa, các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng cho thu hoạch vật liệu giống. Tính đến nay, toàn tỉnh đã sản xuất được 14,48 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2022. Trong tháng 5, các địa phương đã trồng được trên 710 ha rừng trồng tập trung và 125,31 nghìn cây phân tán. Lũy kế từ đầu năm đến nay trồng được trên 2.143 ha rừng trồng tập trung và 408,77 nghìn cây phân tán.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thành lập mới được 12 hợp tác xã (HTX), trong đó huyện Cao Phong, Tân Lạc mỗi huyện thành lập được 2 HTX; Yên Thủy và Kim Bôi mỗi huyện thành lập 2 HTX; Lạc Thủy, Mai Châu 1 HTX. 4 tổ hợp tác (THT) thành lập mới: Huyện Kim Bôi 3 THT và Lương Sơn 1 THT, đạt 18,5% chỉ tiêu kế hoạch năm 2022. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 635 tổ chức kinh tế tập thể hoạt động, gồm: 413 HTX, 3 Quỹ tín dụng nhân dân, 219 THT. Ngoài ra, có 1 Văn phòng đại diện của Liên hiệp HTX Việt Nam (trụ sở chính ở Hà Nội) hoạt động đầu tư quản lý chợ trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức kinh tế tập thể thu hút 15.434 nghìn thành viên và 27.425 nghìn người lao động (13.158 nghìn lao động thường xuyên, 14.267 nghìn lao động thời vụ).
(HBĐT) - Năm 2020, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Năm 2021, xã thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, đến nay, việc hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu gặp nhiều khó khăn do khối lượng thực hiện các nội dung tiêu chí lớn, nguồn vốn hạn chế. Ngoài ra, kết quả xây dựng NTM giữa các thôn, xóm chênh lệch nhiều; việc di dời công trình chăn nuôi gây mất mỹ quan nông thôn, xây dựng khu dân cư (KDC), vườn mẫu khó thực hiện; công dân thường trú ở xã vẫn phạm tội, mắc tệ nạn xã hội…
(HBĐT) - Lần đầu tiên, danh hiệu "Trí thức khoa học công nghệ (KHCN) tiêu biểu tỉnh Hòa Bình” được tôn vinh với 20 cái tên nổi bật nhất. Đây là những trí thức tiêu biểu đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp quan trọng vào hoạt động của đội ngũ trí thức tỉnh nhà những năm qua và tạo thêm nhiều động lực thúc đẩy KT-XH phát triển.