(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 21 tỉnh được hưởng lợi từ Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình đã đem lại những hiệu quả thiết thực, tuy nhiên, tiến độ triển khai còn chậm.



Thông qua Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Ảnh chụp tại xã Hợp Phong (Cao Phong). 

Chương trình được phê duyệt từ năm 2016, tổng nhu cầu vốn để triển khai thực hiện 271,96 tỷ đồng, với 3 hợp phần, gồm: Cấp nước nông thôn, vệ sinh nông thôn, nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá chương trình. Mục tiêu của chương trình phải đạt được trên địa bàn tỉnh là có 13.800 hộ dân được đấu nối dùng nước hợp vệ sinh; tối thiểu 60 xã đạt vệ sinh toàn xã; 85 công trình vệ sinh trạm y tế, 96 công trình vệ sinh trường học được xây mới, cải tạo; 8.850 công trình vệ sinh hộ gia đình được xây mới, cải tạo.

Để triển khai thực hiện chương trình hiệu quả, đảm bảo tiến độ, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan. Trong đó, Sở NN&PTNT là cơ quan điều phối chương trình cấp tỉnh. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đến nay, ngành nông nghiệp đã bàn giao đưa vào sử dụng 5 công trình cấp nước cộng đồng dân cư; 3 công trình đã thi công cơ bản hoàn thành và đang hoàn thiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng; 2 công trình còn lại đang triển khai thi công, với khối lượng thi công đạt từ 45 - 50%. Năm 2022, dự kiến đưa vào kiểm đếm đấu nối cấp nước mới gồm 3 công trình nằm trong chương trình với trên 7,2 nghìn đấu nối; dự kiến lũy kế đến hết năm 2022 là 22.673/13.800 đấu nối, đạt 164,29% kế hoạch. Số đấu nối bền vững đến hết năm 2022 dự kiến đạt trên 8,4 nghìn đấu nối, đạt trên 149% kế hoạch.

Đối với ngành y tế, đã hoàn thành việc đầu tư xây mới, cải tạo được 79/85 công trình nhà vệ sinh trạm y tế. Còn 6 trạm không thực hiện đầu tư bằng kinh phí của chương trình nhưng vẫn đảm bảo cán bộ của trạm được sử dụng nhà vệ sinh và nguồn nước đảm bảo. Tổng số xã vệ sinh toàn xã bền vững đến hết năm 2022 dự kiến đạt 60/60 xã; 31/30 xã đạt vệ sinh toàn xã bền vững. Đối với ngành GD&ĐT, đã hoàn thành việc đầu tư xây mới, cải tạo 96/96 công trình nhà vệ sinh trường học. Bên cạnh đó, hai ngành nói trên đã phối hợp lựa chọn 28 xã vệ sinh toàn xã năm 2021, xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông cho các xã đăng ký về đích vệ sinh toàn xã năm 2021 và các hoạt động truyền thông duy trì bền vững đối với các xã đã đạt vệ sinh toàn xã năm 2018, 2019 và 2020. Hoàn thành các đợt kiểm tra, giám sát, tập huấn về nâng cao năng lực truyền thông nước sạch và vệ sinh môi trường.

Có thể nói, thông qua chương trình đã góp phần thiết thực trong nâng cao chất lượng đời sống, nhận thức của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, chương trình gặp phải những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Đối với ngành nông nghiệp, việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 không thể thực hiện được theo Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 18/1/2022 của UBND tỉnh. Vì theo quy định của chương trình, thủ tục rút vốn năm 2022 phụ thuộc vào kết quả đầu ra năm 2021. Tiến độ thi công bị ảnh hưởng do trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung, xử lý kỹ thuật một số hạng mục công trình cho phù hợp với thực tế hiện trường theo đề nghị của địa phương để nâng cao hiệu quả công trình. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian tiến hành kiểm đếm hồ sơ và hiện trường tại các xã đăng ký xã "Vệ sinh toàn xã”, "Vệ sinh bền vững sau 2 năm” thuộc chương trình năm 2021 diễn ra chậm hơn so với mọi năm.

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành chương trình đánh giá, các thành viên Ban điều hành đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu đề ra của chương trình. Tuy nhiên, công tác tham mưu, phối hợp giữa các sở, ngành còn thiếu chủ động dẫn đến chậm triển khai một số nội dung của chương trình. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, các thành viên Ban điều hành chương trình cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, chủ động tham mưu thực hiện lĩnh vực được giao; phối hợp chặt chẽ thực hiện rà soát lại kế hoạch, phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương lên kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2022, có giải pháp cụ thể, khắc phục hoàn thành mục tiêu, giải ngân tối đa nguồn vốn ODA năm 2022.


Viết Đào

Các tin khác


Công nghiệp hỗ trợ - phần quan trọng trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; nâng cao giá trị gia tăng trong nước và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp.

Tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh thực hiện lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí xã hội, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đập Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở thêm 2 cửa xả lũ

(HBĐT) - Thực hiện Công điện số 05/CĐ-QG hồi 8h00’ ngày 13/6/2022 của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai (PCTT), Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh vừa có Công điện số 67/CĐ-BCH về việc đảm bảo an toàn vùng hạ du đập thuỷ điện Hoà Bình khi đập thuỷ điện Hoà Bình mở thêm 2 cửa xả lũ.

Thuỷ điện Hoà Bình xả lũ - cần chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn

(HBĐT) - Nhận được thông tin thuỷ điện Hoà Bình mở 2 cửa xả lũ, từ sáng sớm 12/6, nhiều người dân trên địa bàn TP Hòa Bình đã ra ven khu vực sông Đà phía hạ lưu chân đập ngắm cảnh xả lũ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ, đối thoại với 4.500 công nhân lao động trên cả nước

(HBĐT) - Sáng 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, đối thoại với công nhân trong chương trình có chủ đề "Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước” tại tỉnh Bắc Giang. Tham dự chương trình có 4.500 công nhân lao động (CNLĐ) tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng LĐLĐ Việt Nam. 

Công ty Thuỷ điện Hoà Bình mở 2 cửa xả đáy

(HBĐT) - Đúng 7h ngày 12/6, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiến hành mở một cửa xả đáy. Đến 13h cùng ngày, Công ty tiếp túc mở thêm một cửa xả đáy số 2. Đây là lần đầu tiên trong năm 2022, Thủy điện Hòa Bình phải mở cửa xả lũ. Việc mở 2 cửa xả đáy tại Thuỷ điện Hoà Bình được thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục