(HBĐT) - Đồng chí Bùi Mạnh Cường, Chủ tịch UBND xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cho biết: "Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn, thời gian qua, các cấp chính quyền xã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đưa các loại cây, con giống phù hợp, trong đó, định hướng cho bà con phát triển chăn nuôi và cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các nguồn vốn đầu tư, chính sách giảm nghèo, xã tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông nhằm phục vụ sản xuất, giao thương hàng hóa thuận lợi, phát triển KT-XH địa phương".


Mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình ông Bùi Văn Hưng, xóm Thăn Trên, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cho thu nhập 30 - 40 triệu đồng/năm.

Xã Miền Đồi có địa hình đồi núi nên khó canh tác, đất sản xuất hạn chế, thiếu bãi bằng để trồng cấy, khí hậu khắc nghiệt về mùa đông, giao thông khó khăn, cách xa trung tâm nên việc triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tập quán canh tác thuần nông, nhận thức người dân còn hạn chế, khó tiếp cận kỹ thuật, công nghệ mới, lực lượng lao động trẻ tại địa phương thiếu. Để khắc phục những tồn tại, xã chú trọng hơn trong phát triển chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp. Từ năm 2021 đến nay, toàn xã trồng mới 51,5 ha rừng sản xuất, chủ yếu là keo, tre, nứa, vầu, sặt. Công tác quản lý, phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng được chú trọng, thường xuyên tuần tra, kiểm soát, nhiều năm qua không có vụ việc chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng, diện tích rừng phòng hộ được bảo tồn.

Hiện, toàn xã chăn nuôi 1.578 con trâu, bò, 2.140 con lợn, gia cầm trên 25.000 con, ong mật 920 đàn. Công tác tiêm phòng, khử trùng, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống đói rét cho vật nuôi được triển khai thường xuyên. Thăm mô hình chăn nuôi của gia đình ông Bùi Văn Hưng, xóm Thăn Trên, ông Hưng cho biết: "Từ nguồn vốn vay sản xuất 15 triệu đồng của Ngân hàng CSXH và vay anh em, bạn bè, gia đình tôi đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi khép kín, đến nay có 4 con trâu, 2 con bò, gia đình thoát nghèo bền vững, thu nhập đạt khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm”.

Với điều kiện tự nhiên vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, nghề nuôi ong lấy mật tại địa bàn xã phát triển mạnh, tăng dần qua từng năm, sản phẩm được thị trường đón nhận tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân. Toàn xã hiện có trên 100 hộ nuôi ong mật, nhiều hộ nuôi 50 đàn trở lên, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nghề nuôi ong lấy mật phát triển khắp địa bàn xã, tập trung nhiều ở xóm Thăn Trên, Thăn Dưới, Vôi Thượng... Các hộ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mật ong Miền Đồi. Hiện tại, giá thành dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/lít mật, sản phẩm ngày càng được ưa chuộng, tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường.

Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã triển khai các khoản vốn vay chính sách, ưu đãi thông qua các kênh tín dụng, ủy thác. Tổng dư nợ từ Ngân hàng CSXH đạt gần 18 tỷ đồng, dư nợ từ Ngân hàng NN&PTNT trên 3,5 tỷ đồng, không có nợ xấu, nợ quá hạn, chủ yếu cho vay hộ nghèo, cận nghèo, SX-KD, việc làm; toàn xã có 16 tổ tiết kiệm và vay vốn với trên 500 hộ vay. Nhiều khoản vốn vay phát huy hiệu quả, xây dựng mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân.

Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, xã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi. Từ năm 2021 đến nay, xã đã cứng hóa, bê tông hóa 350 m đường xóm Thượng Riêng, huy động người dân nạo vét các tuyến kênh mương, phát dọn hành lang giao thông. Bên cạnh đó, xã tiếp tục xây dựng mô hình phát triển kinh tế, cử cán bộ có chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, định hướng phát triển mô hình phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thế mạnh, đảm bảo tính hiệu quả, bền vững cho bà con, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 22,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều chiếm 43,7%.


Hoàng Anh


Các tin khác


Bảo vệ thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ

(HBĐT) - Nắng nóng kéo dài và mưa lũ là những hình thái thời tiết đe dọa, gây thiệt hại với nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo các địa phương và hộ nuôi cá cần chủ động các giải pháp để bảo vệ an toàn cho thủy sản nuôi trồng, giảm thiểu thiệt hại.

Thu hoạch trên 15.500 ha lúa chiêm xuân

(HBĐT) - Tính đến ngày 17/6, toàn tỉnh đã thu hoạch được 15.543/ 16.474ha lúa vụ chiêm xuân, tương đương với 75% diện tích. Trong đó, diện tích gặt chủ yếu ở các huyện: Kim Bôi 2.230 ha; Lạc Thủy 1.563 ha; Lương Sơn 1.987 ha. Các địa phương khác đang đẩy nhanh tiến độ thu chiêm để làm mùa, đảm bảo theo khung thời vụ.

Triển lãm các sản phẩm làm vườn và sinh vật cảnh lần thứ III - năm 2022

(HBĐT) - Ngày 19/6, tại Trung tâm Quảng trường Hòa Bình, Hội làm vườn và sinh vật cảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm trưng bày các sản phẩm làm vườn và sinh vật cảnh tỉnh lần thứ III. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ khai mạc.

Nông dân xã An Bình thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Thời gian qua, khí thế sản xuất tại xã An Bình (Lạc Thủy) diễn ra sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tích cực với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, xuất hiện nhiều gương phát triển kinh tế nổi bật, vươn lên làm giàu chính đáng tại địa phương.

Chuyển đổi số cấp xã tạo tiện ích cho chính quyền và người dân

(HBĐT) - Ngày 14/7/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND về thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi số (CĐS) cấp xã tại xã Nam Thượng (Kim Bôi) và xã Liên Sơn (Lương Sơn). Đến nay, mô hình thí điểm mang lại kết quả nhất định, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh đem lại nhiều tiện ích cho chính quyền và người dân địa phương.

Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững để thúc đẩy xuất khẩu nông sản

(HBĐT) - Vượt lên những thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự nỗ lực trong chỉ đạo sản xuất, kết nối, tiêu thụ nông sản của ngành nông nghiệp tỉnh những năm gần đây đã đạt được kết quả tích cực. Để tiếp tục đưa nền nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, giúp nâng tầm thương hiệu sản phẩm, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân, doanh nghiệp (DN), ngành nông nghiệp tỉnh tích cực vào cuộc, phối hợp các cấp, ngành từng bước hình thành vùng nguyên liệu bền vững, mở cánh cửa mới cho hành trình "xuất ngoại” những nông sản thế mạnh của tỉnh trong tương lai. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục