(HBĐT) - Ngày 25/6, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị "Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên hồ chứa". Tham dự có các đồng chí: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số bộ, ngành; các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT, cùng hơn 20 Chi cục Thủy sản các tỉnh có hồ chứa...


Các đại biểu tham dự hội nghị.

Nuôi cá hồ chứa ở nước ta có nhiều thuận lợi. Cả nước có 6.695 hồ chứa dung tích trên 796.140m3 là tiềm năng lớn để phát triển nuôi thủy sản. Hiện nay, nghề nuôi cá lồng bè đang được phát triển. Một số tỉnh có sản lượng nuôi lớn đang xây dựng thương hiệu, hình thành chuỗi cửa hàng tại các thành phố lớn để quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm như: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang...

Theo báo cáo tổng kết đề tài của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản năm 2021, trong 13 hồ chứa có diện tích trên 5.000 ha thì các hồ: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Na Hang, Trị An là nhóm có tiềm năng NTTS cao và có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người nuôi, có thể đảm bảo lợi ích lâu dài và một nghề cá có trách nhiệm cam kết với cộng đồng.

Riêng Hòa Bình đang là tỉnh nuôi cá lồng bè trên hồ chứa lớn nhất cả nước với 4.750 lồng, sản lượng đạt 5.594 tấn, chiếm 77% giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh. Phát triển nuôi cá vùng hồ đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho biết, tiềm năng là rất lớn, song, các hồ chứa chủ yếu phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt... chưa chú trọng phát triển NTTS. Công tác quy hoạch NTTS và hài hòa lợi ích giữa thủy lợi, thủy điện, thủy sản tại nhiều địa phương chưa tốt nên chưa tận dụng hết tiềm năng mặt nước và nguồn lợi sẵn có. Đầu tư phát triển NTTS trên hồ chứa chưa được quan tâm đúng mức; chưa có sự hỗ trợ và quan tâm thỏa đáng. Việc nuôi các loài cá có giá trị kinh tế, những loài đặc sản, nuôi thâm canh còn hạn chế với cơ sở sản xuất nhỏ do giá thành đầu vào cao...

Theo đó, nhiều ý kiến kiến nghị, đề xuất: Cần tổ chức sản xuất nghề nuôi cá hồ chứa theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững và sớm ban hành chính sách phù hợp với nghề nuôi cá hồ chứa nhằm tạo điều kiện phát triển các tiềm năng sẵn có. Đồng thời, cần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản nước ngọt nói chung và từ nghề nuôi cá hồ chứa nói riêng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu để tạo đột phá cho nghề nuôi cá hồ chứa. Quan tâm rà soát, đề xuất chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng dụng chuyển giao KHCN nuôi cá lồng bè cũng như xây dựng chính sách tín dụng theo chuỗi giá trị SX-KD thủy sản phù hợp...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, những năm qua, NTTS hồ chứa có phát triển nhưng còn rất sơ khai, do vậy cần phải có sự định hướng, xây dựng mô hình, lan tỏa sản xuất để có bước đi vững chắc. Đồng chí yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT căn cứ chức năng, nhiệm vụ tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách để phát triển NTTS hồ chứa cho phù hợp với nhu cầu phát triển... Đề nghị các địa phương điều tra, khảo sát đánh giá tiềm năng NTTS và quy hoạch phát triển nuôi cá hồ chứa phù hợp với từng vùng sinh thái. Xây dựng các cơ chế chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các công ty/doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ cho nghề nuôi cá hồ chứa... 


H.N

Các tin khác


Phát triển thương hiệu chè Sông Bôi

(HBĐT) - Với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, thời gian gần đây, diện tích cây chè trên địa bàn huyện Lạc Thủy ngày càng tăng, bước đầu hình thành những vùng sản xuất mang tính hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị canh tác. Sản phẩm chè Sông Bôi của huyện được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu theo Quyết định số 34150/QĐ-SHTT, ngày 25/4/2022. Đây là niềm vui không chỉ đối với người sản xuất, kinh doanh nói riêng mà còn là của người dân Lạc Thuỷ nói chung. Việc xây dựng, triển khai và đăng ký thành công nhãn hiệu sẽ tạo điều kiện để thương hiệu chè Sông Bôi ngày càng vươn xa, đưa cây chè trở thành cây có giá trị kinh tế cao của huyện.

Bảo đảm giao thông trên những tuyến đường vùng cao

(HBĐT) - Mạng lưới giao thông đi các xã vùng cao có vai trò quan trọng giao thương, thúc đẩy phát triển KT-XH, dù đã được quan tâm đầu tư từng bước, song nguy cơ trượt sạt, ngập úng, ách tắc giao thông trong mùa mưa lũ luôn thường trực. Các đơn vị liên quan và chính quyền các địa phương đang rà soát, triển khai các phương án, kịch bản xử lý nhanh nhất những sự cố ách tắc giao thông, bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) thông suốt.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đạt trên 85%

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách, các ngành, đơn vị, xã, thị trấn thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

6 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 25.630 tỷ đồng

(HBĐT) - Sáu tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 25.637 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hợp tác xã giải quyết việc làm cho lao động địa phương

(HBĐT) - Hoạt động của HTX ngày càng năng động và đổi mới, hướng vào dịch vụ hỗ trợ thành viên, nhiều mô hình liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, hộ thành viên trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục