(HBĐT) - Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) 40.000 tỷ đồng đang được hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, tạo nền tảng để tăng trưởng kinh tế bền vững.


Ngân hàng Bắc Á Chi nhánh Hòa Bình vừa đi vào hoạt động, góp phần đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cuối tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, ngày 20/5/2022 của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN, ngày 20/5/2022 của NHNN về chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng.

Nghị định số 31 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2022 đến hết ngày 31/12/2023, nhằm quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/1/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm; tổng mức hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.

Đối tượng được hỗ trợ là DN, HTX, hộ kinh doanh thuộc các trường hợp: Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh, gồm: Hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin; có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án cho Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều kiện khách hàng được hỗ trợ lãi suất phải đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Khoản vay được sử dụng vốn đúng mục đích và chưa được hỗ trợ lãi suất từ NSNN theo các chính sách khác.

Thống kê trên địa bàn tỉnh, tính đến đầu tháng 6/2022, tổng dư nợ trên toàn địa bàn đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,4% (tương đương 1.571 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 42%/tổng dư nợ (TDN); dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 58%/TDN. Bao gồm, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 15.619 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51%/TDN; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 7.160 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,2%/TDN; cho vay xuất khẩu 40 tỷ đồng, cho vay công nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn thực hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,5%/ năm. Lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường ngắn hạn phổ biến từ 7 - 10,5%/năm, trung và dài hạn 8,5 - 12,7%/năm. 

Trên địa bàn tỉnh, Agribank Hòa Bình là một trong những tổ chức tín dụng chủ động vào cuộc từ sớm. Theo đó, mới đây, Agribank Hoà Bình đã tổ chức hội nghị triển khai nội dung về chính sách hỗ trợ lãi suất 2% tới đông đảo cán bộ, nhân viên. Qua đó áp dụng trong công tác, giúp khách hàng doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh sớm tiếp nhận gói hỗ trợ từ NSNN, tăng thêm khả năng vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh,

Theo đồng chí Ngô Quang Lợi,  Phó Giám đốc NHNN tỉnh, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ được NHNN, các ngân hàng thương mại tích cực phối hợp các ngành, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện, đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh trục lợi chính sách. NHNN cũng tăng cường thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất; phối hợp các cơ quan liên quan xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất.

Hồng Trung


Các tin khác


VCCI: Khắc phục tình trạng ''xin - cho'' trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là nội dung mang tính đột phá của Luật Khoáng sản năm 2010. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai chưa đạt được nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.

Đối thoại về việc mở rộng diện tích canh tác hữu cơ và đưa vào kế hoạch phát triển nông nghiệp chung tại tỉnh

(HBĐT) - Ngày 28/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại với Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam về việc mở rộng diện tích canh tác hữu cơ và đưa vào kế hoạch phát triển nông nghiệp chung tại tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam; đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan, đại diện hệ thống PGS tại các địa phương trong tỉnh.

Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

 (HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh như: Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), tích cực tham gia các hội chợ, mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP… Qua đó, giúp chủ thể OCOP mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

PC Hòa Bình đẩy nhanh tiến độ các công trình điện

(HBĐT) - Đầu tư xây dựng hạ tầng lưới điện là một trong những giải pháp quan trọng để chống quá tải điện, đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn, nhất là trong mùa nắng nóng. Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư xây dựng (ĐTXD) hạ tầng lưới điện năm 2022.

29 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh ước có 255 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng số vốn khoảng 7.350 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số lượng DN cấp mới tăng 1,2%, số vốn đăng ký tăng 0,48%. Có 120 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất - kinh doanh; 25 DN giải thể tự nguyện; 80 DN quay trở lại thị trường.

Tiết kiệm điện: Ý thức từ những việc nhỏ

Nắng nóng cao điểm, nhu cầu tiêu dùng điện cho làm mát của người dân lại tăng cao. Để tránh việc hóa đơn điện "tăng sốc” cùng những áp lực lên việc đảm bảo cung ứng, hàng năm, ngành điện và các chuyên gia đều có những khuyến cáo, tuyên truyền về các giải pháp tiết kiệm điện. Để có đủ điện dùng, ngoài những nỗ lực từ riêng ngành điện, rất cần ý thức, góp phần chia sẻ từ chính những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống của mỗi người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục