(HBĐT) - Trong khi người chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do đầu ra bấp bênh, thiếu ổn định, giá bán ở nhiều thời điểm giảm sâu thì dê vẫn giữ giá, đầu ra thuận lợi. Nuôi dê đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.


Nhiều hộ dân xã An Bình (Lạc Thủy) phát triển chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế khá. 


Với địa hình nhiều đồi núi là điều kiện thuận lợi để các địa phương phát triển mô hình nuôi dê. Thực tế những năm qua, nuôi dê đã trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, nên tổng đàn dê ngày càng được mở rộng ở các địa phương. Năm 2011, toàn tỉnh có tổng đàn dê trên 29 nghìn con, năm 2015 tăng lên hơn 31 nghìn con, hiện nay là 51,7 nghìn con. Theo đề án phát triển chăn nuôi bền vững của tỉnh, mục tiêu đến năm 2025, tổng đàn dê trên đạt 60 nghìn con. Trong đó, phát triển chăn nuôi dê sản xuất hàng hóa tập trung tại các huyện có địa hình lợi thế như: Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy, Mai Châu, Đà Bắc... 

Đồng chí Nguyễn Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh cho biết: Những năm qua, tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, địa hình, chăn nuôi dê phát triển ổn định. So với những vật nuôi khác, việc tiêu thụ dê khá thuận lợi, giá bán duy trì ổn định. Hiện, chăn nuôi dê chủ yếu quy mô nhỏ, nông hộ nhưng cũng đã có một số trang trại chăn nuôi dê được thành lập. Theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh có 14 trang trại chăn nuôi dê quy mô từ 100 - 200 con. Đáng chú ý là các sản phẩm: "Dê Lạc Thủy”, "Dê núi Lương Sơn” đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, đây là điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển và nâng cao giá trị nghề chăn nuôi dê trên địa bàn tỉnh. 

Những năm qua, Lạc Thủy là một trong những địa phương phát triển tương đối ổn định đàn dê, đây là vật nuôi được nuôi rải rác ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Những năm qua, dê Lạc Thủy luôn có giá bán ổn định, đầu ra thuận lợi. Huyện có tổng đàn dê khoảng 8 nghìn con, quy mô nuôi từ 30 - 50 con/hộ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu bán cho các nhà hàng lớn trên địa bàn huyện và tư thương từ các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, mức giá hiện là 140 nghìn đồng/kg. "Sức đề kháng của dê tốt nên ít bệnh tật. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, giá bán không bị giảm. Với một hộ nuôi quy mô từ 30 - 50 con thì mỗi năm cho thu nhập ổn định từ 80 - 100 triệu đồng” - đồng chí Hoàng Đình Chính cho biết thêm. 

 Được biết, để phát triển ổn định, nâng cao giá trị chăn nuôi dê, năm 2021, huyện Lạc Thủy đã đầu tư kinh phí cải tạo đàn dê đực giống đã cận huyết, kém phát triển. Theo đó, huyện đã tập huấn cho các hộ chăn nuôi dê sử dụng Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Dê Lạc Thủy”; chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi để phòng trừ dịch bệnh tốt hơn. Cũng như tiếp tục tăng đàn, xây dựng các hợp tác xã chăn nuôi dê, chú trọng sơ chế thịt dê để bán cho nhiều khách hàng, nâng giá trị sản phẩm.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò thì nuôi dê đã, đang đem lại những hiệu quả thiết thực, ít gặp rủi ro hơn. Tuy nhiên, theo ngành chức năng, chăn nuôi dê vẫn chủ yếu tự phát, quy mô nhỏ lẻ, giữa các hộ nuôi thiếu liên kết với nhau. Thực tế, việc liên kết giữa các hộ chăn nuôi dê như ở huyện Lương Sơn đã giúp nâng cao giá trị nghề nuôi dê khi sản phẩm "Dê núi Lương Sơn” đã có mặt ở các siêu thị, giá bán cũng cao hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ. Với điều kiện thuận lợi về bãi chăn thả, nhất là ở các xã vùng cao thì chăn nuôi dê là hướng đi phù hợp, hứa hẹn đem lại những hiệu quả kinh tế bền vững.  

 Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Quyết liệt các giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh

(HBĐT) - Còn nửa năm để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (CSNLCT) năm 2022, huyện Lạc Sơn đang quyết liệt triển khai các giải pháp cải thiện CSNLCT, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thúc đẩy thu hút đầu tư, góp phần tạo nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Kinh tế tập thể huyện Mai Châu phục hồi sau dịch Covid-19

(HBĐT) - Dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn huyện Mai Châu. Nhiều HTX phải ngừng sản xuất do hàng hóa tồn kho, thiếu vốn sản xuất… Một số HTX phải xin giải thể, ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các chính sách hỗ trợ về xúc tiến thương mại, tư vấn, tuyên truyền thành lập mới; chính sách tín dụng tạo đòn bẩy quan trọng để khu vực KTTT huyện Mai Châu phục hồi.

Ngăn chặn tình trạng san ủi đất để phân lô bán nền

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Công văn số 1013/UBND-KTN về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo ngăn chặn việc san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối, đất nông, lâm nghiệp để phân lô, bán nền, xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh.

6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 702,6 triệu USD

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2022, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hàng xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng mạnh, ước đạt 702,626 triệu USD, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,9% kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là linh kiện điện tử, may mặc, lâm sản... Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 533,459 triệu USD, tăng 5,83% so với cùng kỳ, đạt 48,63% kế hoạch năm.


Nhà thầu xây dựng gặp khó khăn khi giá vật liệu tăng cao

Thời gian qua, do giá vật liệu tăng đột biến, nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có cơ chế bù giá, điều chỉnh hợp đồng hợp lý hoặc có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ nhà thầu kịp thời nên hàng loạt doanh nghiệp đang tham gia các gói thầu đầu tư công, nhất là các gói thầu về hạ tầng kỹ thuật, đường cao tốc bắc-nam lâm vào tình cảnh khó khăn.

Sớm hoàn thiện các thể chế, chính sách để ngành dầu khí phát triển

Là một trong những doanh nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, mỗi năm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đóng góp hàng trăm nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục