Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện, không để xảy ra khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và tình hình thực hiện các dự án trọng điểm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu không được trì trệ làm chậm tiến độ các dự án trọng điểm ngành điện. Thủ tướng nhấn mạnh về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm ngành điện, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và cho phát triển kinh tế chung của đất nước,

Thủ tướng yêu cầu EVN, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cần có quyết tâm cao nhất, làm hết trách nhiệm theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tuyệt đối không được trì trệ làm chậm tiến độ các dự án, đặc biệt là phải tăng cường phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các bộ, ngành liên quan, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc.

Ngoài ra, Thủ tướng nêu rõ, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với ngành điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo là phải bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện, không để xảy ra khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống. Đồng thời, phải phát triển ngành điện bền vững, hiệu quả, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (Ảnh: Dương Giang)

Về các kiến nghị cụ thể của EVN liên quan đến cơ chế đảm bảo cân bằng tài chính, Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí để giảm giá thành khai thác than trong nước, bảo đảm và xem xét việc tăng cường cung cấp đủ than cho sản xuất điện theo các hợp đồng đã ký kết, dứt khoát không để thiếu than, thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương xem xét, xử lý theo thẩm quyền kiến nghị về cơ chế không bù giá công suất với các nhà máy thuỷ điện trong tháng 7/2022. EVN rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể với các bộ chức năng về phí môi trường rừng và thuế tài nguyên nước trong tháng 7 này.

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật các vấn đề nhằm giải quyết, tháo gỡ về các khó khăn tài chính phát sinh của EVN do chi phí mua điện tăng cao và không tăng giá bán lẻ điện; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Về kiến nghị mua điện, huy động các dự án điện gió và điện mặt trời đã đầu tư xây dựng xong không đủ điều kiện áp dụng biểu giá cố định đã hết hiệu lực, Thủ tướng cho biết, đã phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo cụ thể.

Theo đó, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng về vấn đề này, nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn cũng như xây dựng cơ chế xây dựng quy định giá điện gió cho các dự án đầu tư mới theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm giá mua điện hợp lý và mức độ khuyến khích phát triển hợp lý theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật, đặc biệt chú ý hài hòa lợi ích của nhà nước – nhà đầu tư – nhân dân.

Đồng thời, thực hiện đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm và "chạy" dự án, "xin cho" dự án...


Theo VTV.VN

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

(HBĐT) - Thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ và kế hoạch của Bộ Công an về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, trên địa bàn huyện Lạc Thủy việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lĩnh vực cư trú được xem là khâu quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. Theo đó, Công an huyện Lạc Thủy đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai DVCTT trong lĩnh vực đăng ký cư trú tới các xã, thị trấn, góp phần bảo đảm thực hiện giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho công dân một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Nghiên cứu phương án giảm các loại thuế để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

"Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định. Nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp”. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tại cuộc họp của Hội đồng, diễn ra chiều 12/7.

Nỗ lực phục hồi sản xuất công nghiệp

(HBĐT) - Cũng như các ngành kinh tế khác, suốt thời gian dài, ngành công nghiệp của tỉnh chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Đặc biệt là trong năm 2021, các đơn hàng sụt giảm, nguyên liệu đầu vào khó khăn, thiếu lao động, thị trường tiêu thụ có thời điểm đình trệ... là những nguyên nhân chính khiến cho chỉ tiêu tăng trưởng của ngành không đạt kế hoạch đề ra. Theo công bố số liệu mới đây nhất của UBND tỉnh, tuy giá trị sản xuất công nghiệp năm qua đạt 41.529 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2020 và con số này đã tăng 979 tỷ đồng so với số ước vào cuối năm ngoái. Song, tốc độ tăng trưởng của ngành lại giảm 2,49%, thấp hơn 15,49 điểm % so với kế hoạch (kế hoạch là 13%).

Bộ Công Thương yêu cầu Grab phối hợp cung cấp thông tin về ''phụ phí nắng nóng''

Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa có công văn số 785/CT-HCT ngày 11/7/2022 gửi Công ty TNHH Grab về việc phối hợp cung cấp thông tin trước ngày 18/7 tới.

Hội thi tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt  Nam” năm 2022

(HBĐT) - Ban chỉ đạo Cuộc vận động " Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Yên Thủy vừa tổ chức hội thi tuyên truyền cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt  Nam” năm 2022. Tham dự hội thi có 11 đội tuyên truyền với trên 70 cán bộ, công nhân, viên chức người lao động đến từ các xã, thị trấn trong huyện.

Phát huy tiềm năng, lợi thế vùng hồ - cần những chính sách đặc thù

(HBĐT) - Ngoài lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng, con người thân thiện, mến khách... Đà Bắc còn có trên 6.000 ha mặt hồ sông Đà được ví như "Hạ Long trên cạn”, có vị trí địa lý gần TP Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội. Đây chính là tiềm năng, lợi thế to lớn để huyện thu hút đầu tư phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục