(HBĐT) - Vụ mùa, vụ hè thu năm nay, tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 44,3 nghìn ha. Trong đó, cây lương thực có hạt 33,1 nghìn ha, năng suất lúa đạt 53 tạ/ha, ngô 44 tạ/ha… Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng hơn 54% diện tích lúa mùa. Khởi đầu với nhiều khó khăn như yếu tố thời vụ, thời tiết, giá vật tư tăng cao, dịch hại cây trồng... nhưng các địa phương vẫn nỗ lực, tập trung hoàn thành gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.


Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Đông Lai (Tân Lạc) đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa.

Năm nay, kế hoạch của huyện Lạc Thủy gieo cấy 1.600 ha lúa vụ mùa. Đến thời điểm này, toàn huyện đã hoàn thành gieo cấy trên 100% diện tích. Bà Bùi Thị Dung, thôn Đồng Danh, xã Phú Thành cho biết: Trong vụ xuân vừa qua, một số diện tích lúa của gia đình đến thời điểm thu hoạch bị ngập sau những ngày mưa kéo dài, phải gặt chạy lúa mọc mầm. Số lúa đó không đạt chất lượng nên chỉ dùng để làm thức ăn cho cá và gà. Vì vậy, trong vụ mùa này, gia đình phải chủ động hơn để kịp thời ứng phó với sự bất thường của thời tiết, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt. 

Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy, do thời tiết bất thường nên thời gian sinh trưởng của cây lúa vụ xuân bị ảnh hưởng. Để đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng trong vụ mùa này, công tác triển khai gấp rút hơn. Đối với cây lúa, khoảng thời gian làm đất, chuẩn bị cho vụ mùa rất ngắn, nông dân vừa gặt, vừa làm đất, gieo mạ, huy động tối đa lực lượng, máy móc. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư nông nghiệp, máy móc... để các khâu đều được triển khai nhanh; nông dân chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo tiến độ.

Tại huyện Mai Châu, xác định vụ mùa là vụ gặp nhiều khó khăn về thời tiết, sâu bệnh hại, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến nghị nông dân lựa chọn những giống có khả năng kháng các loại sâu, bệnh, thích nghi với thời tiết. Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Châu cho biết: Để tiết kiệm vật tư, phân bón, trung tâm đã khuyến cáo nông dân bón phân theo phương châm "nặng đầu - nhẹ cuối", thực hiện bón đúng, đủ và cân đối, phù hợp các loại phân. Đồng thời, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ; thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp điều kiện sản xuất từng địa bàn. Lấy bón phân cân đối và bón đúng cách là biện pháp quan trọng trong thâm canh và hạn chế sâu bệnh.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, thời điểm này, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu hoạch một số loại cây màu và làm đất, chuẩn bị mạ để đảm bảo việc gieo cấy theo khung thời vụ. Trong đó, các địa phương đã hoàn thành gieo mạ lúa mùa sớm nhất là: Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi; các địa phương khác đang đẩy nhanh tiến độ. Vụ mùa, hè thu được nhận định diễn biến thời tiết phức tạp như mưa bão, dông lốc kèm gió mạnh, mưa đá, gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Do đó, để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất cả năm, các địa phương cần triển khai sớm kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa, tạo điều kiện sản xuất vụ đông. Cần có kế hoạch cụ thể để chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi hình thái thiên tai, bảo vệ sản xuất. Tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Trước những khó khăn hiện hữu, để bảo đảm sản xuất thắng lợi, ngành Nông nghiệp tỉnh xác định phải bám sát tình hình, linh hoạt trong chỉ đạo sản xuất. Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Với diễn biến khó lường của thời tiết, các địa phương cần mở rộng tối đa những diện tích có thể đưa cơ giới hóa vào sản xuất như làm đất, làm mạ khay, máy cấy... để đẩy nhanh tiến độ. Hướng dẫn nông dân áp dụng các giải pháp bón vôi, sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy tàn dư thực vật, cắt đứt nguồn sâu bệnh cho vụ sau, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa. Về cơ cấu giống, nên ưu tiên lựa chọn 2-3 giống chủ lực, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng gạo khá, gieo cấy tập trung theo vùng. Là vụ quan trọng trong năm nên nông dân cần đặc biệt quan tâm đến việc phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây trồng. Thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại như: Ốc bươu vàng, bọ trĩ, ngộ độc hữu cơ, tập đoàn rầy, chuột, sâu đục thân, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn….

Để hướng tới vụ mùa bội thu, cùng với gieo cấy lúa mùa, toàn tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây màu vụ hè thu đảm bảo khung thời vụ, kết thúc trước ngày 15/8.


Thu Hằng

Các tin khác


Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 1 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 6 tháng đầu năm, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.004 tỷ đồng; cho trên 25 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.040 tỷ đồng, trên 122 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Hoạt động thương mại, dịch vụ phục hồi, tăng trưởng

(HBĐT) - Dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn phục hồi, nhiều chương trình kết nối cung cầu, giao thương được tổ chức đã tác động tích cực đến ngành dịch vụ, thương mại. Hoạt động lưu chuyển hàng hóa và xuất khẩu có mức tăng trưởng khá. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; hệ thống chợ, trung tâm mua sắm, siêu thị hoạt động hiệu quả.

Huyện Lạc Thủy: Triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

(HBĐT) - Thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ và kế hoạch của Bộ Công an về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, trên địa bàn huyện Lạc Thủy việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lĩnh vực cư trú được xem là khâu quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. Theo đó, Công an huyện Lạc Thủy đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai DVCTT trong lĩnh vực đăng ký cư trú tới các xã, thị trấn, góp phần bảo đảm thực hiện giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho công dân một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Nghiên cứu phương án giảm các loại thuế để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

"Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định. Nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp”. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tại cuộc họp của Hội đồng, diễn ra chiều 12/7.

Nỗ lực phục hồi sản xuất công nghiệp

(HBĐT) - Cũng như các ngành kinh tế khác, suốt thời gian dài, ngành công nghiệp của tỉnh chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Đặc biệt là trong năm 2021, các đơn hàng sụt giảm, nguyên liệu đầu vào khó khăn, thiếu lao động, thị trường tiêu thụ có thời điểm đình trệ... là những nguyên nhân chính khiến cho chỉ tiêu tăng trưởng của ngành không đạt kế hoạch đề ra. Theo công bố số liệu mới đây nhất của UBND tỉnh, tuy giá trị sản xuất công nghiệp năm qua đạt 41.529 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2020 và con số này đã tăng 979 tỷ đồng so với số ước vào cuối năm ngoái. Song, tốc độ tăng trưởng của ngành lại giảm 2,49%, thấp hơn 15,49 điểm % so với kế hoạch (kế hoạch là 13%).

Bộ Công Thương yêu cầu Grab phối hợp cung cấp thông tin về ''phụ phí nắng nóng''

Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa có công văn số 785/CT-HCT ngày 11/7/2022 gửi Công ty TNHH Grab về việc phối hợp cung cấp thông tin trước ngày 18/7 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục