Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định, cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thêm sức ép lên giá cả hàng hóa, năng lượng và tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn dự báo.


Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. (Ảnh: Reuters)

Ngày 16/7, bà Georgieva đã kêu gọi lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần hành động khẩn cấp để đối phó với tình trạng lạm phát, đồng thời cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu "đặc biệt không chắc chắn" có thể trở nên tồi tệ hơn nếu giá cả hàng hóa tiếp tục leo thang.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 (FMCBG) diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/7 tại Indonesia, bà Georgieva nhận định cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thêm sức ép lên giá cả hàng hóa, năng lượng và tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn dự báo.

Tình trạng gián đoạn do đại dịch Covid-19 và những khó khăn trong chuỗi cung ứng tiếp tục đặt gánh nặng lên hoạt động kinh tế. Theo đó, bà Georgieva kêu gọi các quốc gia phải làm mọi thứ có thể trong khả năng của họ để kiểm soát lạm phát.

Bà Georgieva cho rằng áp lực đang gia tăng đối với các nước đang phải gánh nhiều khoản nợ và tình hình nợ đang "xấu đi nhanh chóng", do đó đây là thời điểm cần đến các cơ chế giải quyết nợ.

Theo bà Georgieva, hơn 30% nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, cùng 60% quốc gia thu nhập thấp, đang ở trong hoặc gần mức nguy cơ không thể trả nợ.

Bà cho biết thêm những cam kết bổ sung cho Quỹ giảm nghèo và tăng trưởng bền vững (PRGT) của IMF - chương trình cho vay ưu đãi dành cho các nước nghèo, sẽ sớm được đưa ra. Hiện các nước thành viên G20 đã cam kết gần 10,5 tỷ USD cho quỹ PRGT, đáp ứng khoảng 75% nhu cầu.

 

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva sau sự kiện này đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn dầu, khiến giá dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc tăng mạnh, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế tại nhiều nước vốn đã chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

Tỷ lệ lạm phát trong tháng 6 tại Italia cũng đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng lạm phát hàng tháng cao nhất trong 36 năm qua.

Lạm phát của Pháp trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991 khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tại Đức, lạm phát đã tăng lên 7,9% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ năm 1990 và cũng vượt xa mục tiêu 2% của các ngân hàng trung ương châu Âu.

Trong khi đó, lạm phát tại Mỹ, một trong những nền kinh tế đầu tàu thế giới, cũng tăng mạnh với chỉ số lạm phát lĩnh vực bán buôn trong tháng 6 đã tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng năm 2022

(HBĐT) - Chiều 15/7, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (UB ATGT) Quốc gia Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm ATGT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.  Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban ATGT tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức liên quan.

Gần 500 tỉ đồng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn tránh thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Nhằm tăng cường kết nối tỉnh Hòa Bình với thủ đô Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn tránh thành phố Hòa Bình.

Phê duyệt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Bộ GTVT vừa có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư 12 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Nỗ lực để quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn

(HBĐT) - Thời gian qua, việc thực thi các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền lợi NTD vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế số. Do đó, các ngành chức năng trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, thực thi luật và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn để bảo vệ tốt hơn quyền lợi NTD.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ cơ hội để phát triển bền vững

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới; thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" là cơ hội để phát triển bền vững.

Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị - hướng đi bền vững của hợp tác xã

(HBĐT) - Giai đoạn 2001-2013, các HTX chỉ thực hiện dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như làm đất, bơm nước, thuốc bảo vệ thực vật, chưa đầy 10% HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Với nỗ lực của các cấp, ngành và các HTX, đến nay, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ qua hợp đồng, giúp tiêu thụ sản phẩm cho thành viên; đã có 54 HTX được tham gia dự án, chương trình liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục