Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt 4,75 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt tới 8,9 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2022 cũng thu về khoảng 5,8 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Mô hình nuôi rong biển với vật liệu và kỹ thuật mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả những thị trường khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...
Tuy nhiên, tăng trưởng "nóng” của nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là gây áp lực lên môi trường và đa dạng sinh học. Cả nước hiện có 825 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu và 3.280 cơ sở chế biến quy mô nhỏ phục vụ tiêu thụ nội địa. Các cơ sở này thường phát sinh nước thải với hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ rất cao, lưu lượng xả thải lớn, vị trí sản xuất thường nằm ở khu vực ven sông, ven biển và nơi có nhiều cư dân sinh sống. Nước thải ảnh hưởng đến môi trường và các hệ sinh thái ven sông, ven biển...
Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến đã chú trọng làm tốt công tác xử lý chất thải, tuy nhiên không ít cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản vẫn thờ ơ, không tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi trồng, chế biến thủy sản, thậm chí có những đơn vị bất chấp pháp luật, lén xả thải ô nhiễm ra môi trường khiến dư luận nhân dân vô cùng bức xúc.
Ðể đạt mục tiêu kép tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, trước hết các cơ sở, các hộ nuôi thủy sản cần áp dụng nhiều hình thức nuôi thực hành tốt, giảm tác động đến đa dạng sinh học: nuôi kết hợp tôm-rừng, tôm-lúa; nuôi theo quy trình, chứng nhận bền vững (VietGAP, ASC, BAP…); liên kết với các công ty chế biến trong chuỗi giá trị… Các địa phương cần xây dựng và phát triển các vùng nuôi tập trung, chuyển từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.
Ðối với lĩnh vực chế biến, ngoài các "hàng rào kỹ thuật” là quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi trồng chế biến ở mức độ cao, theo tiêu chuẩn quốc tế, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có cơ sở nuôi trồng, nhà máy chế biến vi phạm cần kiên quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở chế biến thủy sản cần sớm được di dời đến các khu chế biến thủy sản tập trung theo lộ trình quy hoạch của địa phương và của cả nước.
Ðặc biệt, cần nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp về những giá trị thiên nhiên và các mối đe dọa làm suy thoái đa dạng sinh học đến từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng không bền vững; thúc đẩy doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản thực hiện cam kết thực hành sản xuất xanh nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, xã hội. Không chỉ tập trung cho đầu tư phát triển nuôi trồng, chế biến, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải có trách nhiệm quan tâm và dành ra nguồn kinh phí thích đáng để nghiên cứu, ứng dụng giải pháp về môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến thủy sản, xem đây là hướng đi tất yếu và bắt buộc trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu hiện nay…
Theo Báo Nhân Dân
(HBĐT) - Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân; đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, thời gian qua, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản.
(HBĐT) - Lạc Thủy là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Các chủ thể sản xuất đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, công nghệ, phát triển chuỗi liên kết tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng, "gắn sao" trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
(HBĐT) - Bằng lộ trình, kế hoạch bài bản, xã Đồng Tâm đã đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Kết tinh thành quả đó càng vẹn tròn hơn khi trở thành xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của huyện Lạc Thủy. Phát huy những thành quả đạt được, với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, nơi đây đang được xây dựng trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM kiểu mẫu của tỉnh, huyện.
(HBĐT) - Những năm qua, bám sát vào chỉ đạo của Trung ương, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã ban ngành nhiều nghị quyết, chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) trên địa bàn. Từ đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX phát triển.
(HBĐT) - Được sự đồng hành của Đoàn Thanh niên xã, không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Tử Nê (Tân Lạc) đã lựa chọn được con đường khởi nghiệp, lập nghiệp đúng đắn. Thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh (SXKD) đa dạng, ĐVTN từng bước vươn lên, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Với mục tiêu phát triển bền vững KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành nắm bắt tình hình đời sống, KT-XH trên địa bàn vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong tỉnh để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Trong đó, thực hiện nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen đã đạt hiệu quả tích cực, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển trên địa bàn các xã được hưởng lợi.