Bán hàng trả chậm là phương thức phổ biến tại thị trường Việt Nam, trọng tâm là khuyến khích duy trì kinh doanh với các khách hàng trung thành và tin cậy hiện có. Tuy nhiên, gần một nửa tổng giá trị doanh số bán hàng trả chậm giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) vẫn chưa được thanh toán vào ngày đáo hạn, dẫn đến nguy cơ rủi ro dòng tiền của doanh nghiệp.


Nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro khi thu hồi nợ B2B. Ảnh minh hoạ

Đáng lo ngại, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng và tác động mạnh đến vấn đề thu hồi nợ B2B do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải đóng cửa. Thống kê của Cục quản lý đăng ký kinh doanh, trong năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 55.000 doanh nghiệp; 48.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 16.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Điều này có nghĩa là bình quân một tháng của năm 2021 có gần 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do không thể "cầm cự” trước sự tàn khốc của đại dịch COVID-19. Con số này cao hơn so với mức 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường của năm 2020.

Riêng 5 tháng đầu năm 2022, theo thống kê của Cục quản lý đăng ký kinh doanh, có 6.901 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tương đương với trung bình một tháng có 1.380 doanh nghiệp trên cả nước đóng cửa. Con số này giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ nền kinh tế đã có sự phục hồi sau dịch, nhưng vẫn là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp khi đối mặt với thanh toán trả chậm, thu hồi nợ.

Khảo sát mới nhất của Atradius, đơn vị đứng thứ hai toàn cầu về thị phần các dịch vụ bảo hiểm tín dụng, bảo lãnh và thu hộ cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thắt chặt thanh khoản do nợ khó đòi B2B và nợ xấu. Cụ thể, 48% tổng giá trị doanh số bán hàng B2B bằng tín dụng vẫn chưa được thanh toán vào ngày đáo hạn và nợ xấu lên đến 6% tổng số hóa đơn của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là báo cáo dựa trên 200 công ty quản lý các khoản phải thu tại Việt Nam trong quý 2/2022, đến từ 5 ngành công nghiệp gồm: nông sản và thực phẩm, hóa chất, thép/kim loại, hàng tiêu dùng lâu bền và dệt/may mặc.


Khảo sát của Atradius về thanh toán trả chậm trong ngành nông sản, thực phẩm. 

Cụ thể, 70% công ty được khảo sát tin rằng, việc khách hàng B2B nợ tiền là do vấn đề thanh khoản, đặc biệt trong ngành dệt - may mặc và hàng tiêu dùng lâu bền. Theo Atradius, nguyên nhân là các ngành này hướng mạnh vào xuất khẩu và điều kiện kinh tế toàn cầu khó khăn đã làm suy yếu tình hình tài chính của các khách hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó, hơn 50% công ty cho rằng, nguyên nhân đến từ việc quản trị quy trình thanh toán kém hiệu quả, dễ thấy trong ngành nông sản thực phẩm; 35% doanh nghiệp cho biết, tình trạng trên còn do tranh chấp với khách hàng, nhất là ngành thép và kim loại. Ngoài ra, còn xuất hiện việc cố ý chậm thanh toán vì nhiều lý do, đặc biệt trong ngành dệt - may mặc và hóa chất.

Để giúp thời gian thu hồi nợ được rút ngắn, cải thiện dòng tiền, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng đàm phán các điều khoản thanh toán ngắn hơn với khách hàng, cung cấp chiết khấu để thanh toán hóa đơn nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là chuyện dễ dàng.

Bà Vũ Thị Đức Hạnh, Giám đốc quốc gia Atradius tại Việt Nam cho rằng, việc nới rộng các điều khoản thanh toán và bán hàng trả chậm đang là một xu hướng mang tính tất yếu, khiến doanh nghiệp khó thể nào đứng ngoài câu chuyện trên. Nửa cuối năm, tín dụng được dự đoán tập trung chảy về hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bà Hạnh cho rằng, nhờ thế, tình trạng nợ xấu B2B sẽ được cải thiện; đồng thời nếu sử dụng tốt và phù hợp với tình hình mỗi đơn vị, đây sẽ là nguồn lực giúp doanh nghiệp có thêm dòng tiền để thanh toán.

Tuy nhiên trong ngắn hạn, thay đổi trên sẽ không xuất hiện ngay mà cần nhiều thời gian để sức khỏe tài chính của doanh nghiệp dần được cải thiện. Trước mắt, trong bối cảnh đầu vào nguyên vật liệu các ngành sản xuất gặp khó, giá cao, đòi hỏi dòng tiền doanh nghiệp vững, tình trạng thu hồi nợ của doanh nghiệp Việt Nam xấu đi có thể để lại mối nguy lớn.

Theo bà Hạnh, thu hồi nợ càng dài càng khiến doanh nghiệp không đủ tiền để mua nguyên vật liệu. Nếu thời gian nhà cung cấp cho nợ tiền ngắn hơn thời gian cho khách hàng nợ, doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng khánh kiệt về thanh khoản. Không những thế, việc trì hoãn thanh toán có thể gây ra "hiệu ứng gợn sóng" dọc theo chuỗi khi doanh nghiệp này không thanh toán cho một doanh nghiệp, kéo theo doanh nghiệp đấy cũng khó thanh toán cho doanh nghiệp khác và cứ thế lan rộng.

"Điều này có thể khiến những khách hàng có tín dụng tốt cũng bị ảnh hưởng, tạo nên cuộc khủng hoảng thanh khoản. Tình trạng này càng tệ đi dễ đưa doanh nghiệp đến bờ vực phá sản”, bà Hạnh lo ngại.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Sức sống mới trên khu dân cư Đồi

(HBĐT) - Khu dân cư (KDC) Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi đổi thay từng ngày. Bức tranh nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu khang trang và tươi sáng. Những con đường thênh thang, thoáng đãng, hai bên được trồng hoa, cây xanh đẹp đến nao lòng. Làng quê thanh bình, gia đình ấm no, sung túc, lòng dân phấn khởi tất cả toát lên sức sống mới.  

Mở cửa đón làn sóng đầu tư

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái nổi tiếng, là tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Huyện có kết nối giao thông thuận lợi cho sự phát triển KT-XH với các tuyến giao thông đối ngoại quan trọng như Quốc lộ 21 đi qua trung tâm huyện lỵ; đường Hồ Chí Minh qua khu vực phía Bắc huyện; đường 438A kết nối thị trấn Chi Nê tới trung tâm huyện Nho Quan (Ninh Bình) và có sông Bôi là tuyến giao thông thủy quan trọng qua địa bàn.

Phát triển kinh tế trang trại gắn với xây dựng thương hiệu nông sản

(HBĐT) - Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân; đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, thời gian qua, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản.

Phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Lạc Thủy là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Các chủ thể sản xuất đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, công nghệ, phát triển chuỗi liên kết tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng, "gắn sao" trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Đồng Tâm hướng tới xã nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Bằng lộ trình, kế hoạch bài bản, xã Đồng Tâm đã đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Kết tinh thành quả đó càng vẹn tròn hơn khi trở thành xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của huyện Lạc Thủy. Phát huy những thành quả đạt được, với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, nơi đây đang được xây dựng trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM kiểu mẫu của tỉnh, huyện.

Hiệu quả từ thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã 

(HBĐT) - Những năm qua, bám sát vào chỉ đạo của Trung ương, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã ban ngành nhiều nghị quyết, chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) trên địa bàn. Từ đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX phát triển. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục