(HBĐT) - Sau nhiều năm bôn ba nơi đất khách, anh Bùi Văn Hà, xóm Chồn Nâu, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) đã quyết tâm về quê khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, mở xưởng đồ gỗ mỹ nghệ. Hiện, cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ của anh cho thu nhập mỗi năm khoảng nửa tỷ đồng (đã trừ chi phí), tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương từ 10 - 24 triệu đồng/người/tháng.


Anh Bùi Văn Hà, đoàn viên thanh niên xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) đang hoàn thiện tác phẩm thần tài của mình.

Sinh ra trong một gia đình nhà nông, hoàn cảnh rất khó khăn. Năm 2007, sau khi học xong THPT, anh Hà đã thi đỗ vào trường Cao đẳng giao thông vận tải. Tuy nhiên, với hoàn cảnh kinh tế gia đình lúc đó, anh quyết định đi làm để có tiền phụ giúp gia đình và nuôi bản thân. Anh trải qua nhiều việc như phụ hồ, chạy bàn tại các quán ăn ở Hà Nội… Đến năm 2012, như một cơ duyên, theo lời giới thiệu của bạn bè, anh vào Đắc Nông phụ việc trong một xưởng làm đồ gỗ mỹ nghệ.

Với tinh thần ham học hỏi, khả năng quan sát và óc sáng tạo, sau 2 năm phụ giúp việc trong xưởng đồ gỗ mỹ nghệ ở Đắc Nông, anh Hà đã tích lũy được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghề. Đến năm 2014, anh quyết định trở về quê hương khởi nghiệp mở xưởng sản xuất gỗ mỹ nghệ. Tuy nhiên, khi mới mở xưởng, anh Hà gặp không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu gỗ, nhân công, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vốn ít nên quy mô đầu tư ban đầu cũng hạn chế. Bên cạnh đó, để tìm được nguồn nguyên liệu cho sản phẩm, anh phải đi tới các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La để tìm hiểu, liên hệ và thu mua. "Ban đầu khi mới mở xưởng, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn về vốn, kinh nghiệm và thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, tuy nhiên với quyết tâm cao, tôi đã mạnh dạn vay vốn, tự tìm hiểu qua mạng internet các nguồn đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, cứ dần dần, thị trường đã biết đến cơ sở của mình” - anh Hà chia sẻ.

Những gốc cây, thân cây, tấm gỗ vô tri, vô giác… qua đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của anh Hà đã trở thành các sản phẩm độc đáo và có giá trị nghệ thuật, được khách hàng khắp nơi ưa chuộng, như: Tượng Tam Đa, tượng các vị thánh nhân, tượng 12 con giáp, bàn ghế gốc cây, tranh mỹ nghệ tứ quý, tứ linh, tranh phong thủy… Mỗi tác phẩm có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy vào từng loại gỗ, kích thước. Bên cạnh đó, anh còn đầu tư máy CNC để tạo ra những sản phẩm gỗ mỹ nghệ có tính đặc trưng riêng, tinh xảo hơn. Mỗi năm, cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ của anh cung ứng ra thị trường hàng trăm sản phẩm mẫu mã đa dạng với thu nhập ước đạt 400 triệu đồng. Chia sẻ về dự định tương lai, anh Hà cho biết sẽ mở rộng quy mô nhà xưởng để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên địa phương,

Anh Bùi Ngọc Hoàng, Phó Bí thư Đoàn xã Bảo Hiệu đánh giá: "Đây là mô hình điển hình tiên tiến, một tấm gương thanh niên vượt khó của xã. Cơ sở của anh Hà đã tạo việc làm cho 5 đoàn viên thanh niên có mức thu nhập cao. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn cơ sở tiếp tục phát triển hơn nữa để tạo nhiều việc làm cho thanh niên địa phương”.

Với những thành tích đạt được, năm 2021, anh Bùi Văn Hà được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều giấy khen của huyện Yên Thủy, xã Bảo Hiệu. Đây là niềm vinh dự, tự hào của bản thân anh và gia đình, góp phần động viên, khích lệ bản thân tiếp tục nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa trong phát triển kinh tế và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.


Xuân Thiên

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)


Các tin khác


Những dự án, công trình mở ra cơ hội phát triển

(HBĐT) - Tỉnh tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với các dự án, công trình trọng điểm, có sức ảnh hưởng, lan tỏa lớn, tạo sức hút thu hút đầu tư. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.

Huyện Cao Phong: Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, tạo động lực thoát nghèo

(HBĐT) - Bên cạnh các giải pháp về lao động, việc làm; hỗ trợ vay vốn ưu đãi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thực hiện chính sách bảo trợ xã hội…, huyện Cao Phong đã tích cực triển khai Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại địa phương. Tính đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 5,33%, giảm 3,17% so với năm trước, đạt 150,25% kế hoạch của tỉnh.

Huyện Mai Châu trồng mới 65,3 ha rừng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Mai Châu tăng cường tuyên truyền về quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng; tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác thông tin, thực hiện công tác quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt.

12 Đơn vị F1 bất động sản hàng đầu miền Bắc tham gia phân phối chính thức Quần thể nghỉ dưỡng Casa Del Rio

(HBĐT) - Pháp lý hoàn thiện, vị trí đắc địa, kiến trúc độc đáo đúng "chất" nghỉ dưỡng, dự án Casa Del Rio chính thức "quy tụ" những đơn vị đại lý phân phối uy tín hàng đầu. Trong thời gian tới, các đơn vị đại lý sẽ cung cấp ra thị trường những giỏ hàng của dự án nóng nhất thị trường.

Hội Nông dân xã Phú Thành phát huy hiệu quả vốn chính sách

(HBĐT) - Thời gian qua, Hội Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) đã phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quản lý hiệu quả và giám sát việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Qua đó, giúp hàng trăm hội viên nông dân (HVND) được tiếp cận, sử dụng nguồn vốn chính sách góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Phát triển rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản

(HBĐT) - Phát triển rừng gỗ lớn (RGL) là xu thế tất yếu, là một trong những chủ trương quan trọng trong phát triển lâm nghiệp của tỉnh. Trồng RGL là giải pháp hiệu quả để tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả của rừng trồng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh việc phát triển RGL gặp rất nhiều khó khăn. Một số huyện diện tích RGL vẫn là con số 0, nhiều hộ dân tham gia mô hình trồng RGL song lại bỏ dở giữa chừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục