(HBĐT) - Ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Thủy được thành lập theo Quyết định số 382/QĐ-HĐQT, ngày 10/5/2003 để thực hiện nhiệm vụ tín dụng CSXH trên địa bàn. Ngay sau khi được thành lập, Phòng giao dịch thực hiện 2 chương trình tín dụng chính sách: Cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm. Cho đến nay, đơn vị đã triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách mới đã mang lại cho người nghèo và các đối tượng chính sách nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi.


Được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cựu chiến binh Lê Mạnh Lai (thứ 2 bên phải),xã Ngọc Lương (Yên Thủy) xây dựng thành công mô hình VAC.

Đồng chí Phạm Văn Mạnh, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Thủy cho biết: "Hiện nay, ngân hàngthực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) và các đối tượng chính sách. Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% thôn, xóm trên địa bàn. Trong đó, tập trung ưu tiên cho vay khu vực DTTS, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng cao với dư nợ cho vay 337.750 triệu đồng, chiếm 99% tổng dư nợ trên địa bàn. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách, các hộ gia đình có vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm và trang trải chi phí, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đẩy lùi và ngăn chặn sự tác động tiêu cực của tín dụng đen đến đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhất là tại các vùng DTTS, vùng khó khăn. Điều đó được thể hiện bằng hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư. Trong 20 năm hoạt động, đã có trên 66 nghìn lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi. Từ nguồn vốn của NHCSXH, đã có trên 60 nghìn lượt hộ gia đình có vốn để sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo việc làm; giúp hộ nghèo xây dựng được 1.462 ngôi nhà để ổn định đời sống; giúp các hộ dân tại 11 xã, thị trấn trong huyện xây dựng được 8.923 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra đã đầu tư cho 8.027 học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, tạo nguồn nhân lực có tri thức cho tương lai”.

Hiện tại, huyện Yên Thủy có 44 hội đoàn thể tại các xã, thị trấn và 100% chi hội tại các xóm, khu dân cư. Sau 20 năm, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Thủy đã tổ chức tốt việc tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH Việt Nam, từ ngân sách địa phương và huy động từ các tổ chức, cá nhân, đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Các chương trình tín dụng và khối lượng tín dụng do NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức CT-XH ngày càng tăng; năm 2003, các tổ chức CT-XH chỉ quản lý 1 chương trình tín dụng hộ nghèo với dư nợ 12.705 triệu đồng, đến năm 2022, quản lý 16 chương trình với tổng dư uỷ thác 337.780 triệu đồng, tăng 26 lần. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân năm giai đoạn 2003-2022 là 128% so với năm 2003”.

Đồng chí Bùi Văn Hồng, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: "Có thể khẳng định, sau 20 năm thành lập và thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ, thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sáchtrên địa bàn huyện đã đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mục tiêu mà chúng tôi đề ra trong thời gian tới đó là đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn tín dụng chính sách. Nguồn vốn bổ sung từ ngân hàng cấp trên tăng trưởng từ 10%/năm; nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng 20%/năm; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách huyện tăng từ 2 tỷ đồng/năm. Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 100% kế hoạch; tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 10%/năm.


Xuân Thiên

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)


Các tin khác


Đảng bộ xã Lỗ Sơn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, xã đã lãnh đạo, huy động nhiều nguồn lực để tập trung đầu tư hoàn thiện các tiêu chí xã NTM đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, xã đạt 11/19 tiêu chí. Với mục tiêu phấn đấu xây dựng thành công xã NTM trong năm 2022, Đảng bộ xã đã đề ra những giải pháp cụ thể đối với từng nhóm tiêu chí chưa hoàn thành.

Cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh - kinh nghiệm từ một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

(HBĐT) - Tập trung cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc để tạo động lực cho thu hút đầu tư. Đó là mục tiêu xuyên suốt được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy vậy, theo công bố của VCCI, đánh giá Chỉ số PCI tỉnh năm 2021 thuộc nhóm xếp hạng rất thấp với tổng số 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020, đứng thứ 62/63 so với cả nước, giảm 18 bậc so với năm trước. Như vậy, việc cải thiện môi trường cạnh tranh của tỉnh không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chỉ số PCI giảm sâu cả về điểm số và thứ hạng.

Huyện Lạc Thủy: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với chuỗi liên kết

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy hiện có 40 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, chiếm 83,3% tổng số HTX. Thời gian qua, HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện khẳng định được vai trò trong thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Nhiều HTX nông nghiệp nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu thị trường, gia tăng khâu dịch vụ liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất bền vững.

Phát triển nghề nuôi cá lồng lòng hồ huyện Đà Bắc - nghị quyết từ lòng dân

(HBĐT) - Liên tục trong hơn 10 năm qua, dù có thời điểm khó khăn về đầu ra, nguồn vốn đầu tư nhưng gia đình anh Đinh Văn Khánh ở xóm Ké; Xa Văn Mong ở xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc) cùng hàng chục hộ trong xã vẫn kiên trì với nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà. Bởi, chính nghề nuôi cá lồng đã giúp các hộ vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên làm giàu...

Thanh niên 8X thu gần nửa tỷ đồng mỗi năm từ đồ gỗ mỹ nghệ

(HBĐT) - Sau nhiều năm bôn ba nơi đất khách, anh Bùi Văn Hà, xóm Chồn Nâu, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) đã quyết tâm về quê khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, mở xưởng đồ gỗ mỹ nghệ. Hiện, cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ của anh cho thu nhập mỗi năm khoảng nửa tỷ đồng (đã trừ chi phí), tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương từ 10 - 24 triệu đồng/người/tháng.

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tình hình phát triển kinh tế tập thể tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Chiều 23/8, đoàn công tác của Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả hoạt động KTTT, hợp tác xã (HTX) tại huyện Yên Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục