(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng và các địa phương đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng thu ngân sách Nhà nước, nhất là tập trung huy động các nguồn thu từ thuế, phí; nguồn thu từ đất và từ sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ...
Công ty CP Hồng Gia Bảo,
xã Đông Lai (Tân Lạc) đẩy mạnh sản xuất, đóng góp vào nguồn thu NSNN.
Theo
đó, đến hết tháng 7, thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện đạt 3.059,1 tỷ đồng,
trong đó thu nội địa 2.817,7 tỷ đồng, bằng 79% so với dự toán Thủ tướng Chính
phủ giao, bằng 46% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất nhập
khẩu ước đạt 241,4 tỷ đồng, bằng 77% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và
so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.
Ngoài ra, thu ngân sách địa phương ước đạt 9.988 tỷ
đồng, bằng 83% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 69% chỉ tiêu Nghị quyết
HĐND tỉnh giao, trong đó, thu điều tiết được hưởng theo phân cấp 2.633,3 tỷ
đồng; thu bổ sung cân đối từ ngân sách T.Ư 4.361 tỷ đồng; thu bổ sung có mục
tiêu từ ngân sách T.Ư 1.415,2 tỷ đồng; thu chuyên nguồn 1.503 tỷ đồng; thu ngân
sách cấp dưới nộp lên 65,381 tỷ đồng và thu vay 10,218 tỷ đồng.
Cũng đến tháng 7, chi ngân sách địa phương ước đạt
7.844,842 tỷ đồng, bằng 65% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 54%
so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.
P.V
(HBĐT) - Tập trung cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc để tạo động lực cho thu hút đầu tư. Đó là mục tiêu xuyên suốt được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy vậy, theo công bố của VCCI, đánh giá Chỉ số PCI tỉnh năm 2021 thuộc nhóm xếp hạng rất thấp với tổng số 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020, đứng thứ 62/63 so với cả nước, giảm 18 bậc so với năm trước. Như vậy, việc cải thiện môi trường cạnh tranh của tỉnh không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chỉ số PCI giảm sâu cả về điểm số và thứ hạng.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy hiện có 40 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, chiếm 83,3% tổng số HTX. Thời gian qua, HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện khẳng định được vai trò trong thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Nhiều HTX nông nghiệp nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu thị trường, gia tăng khâu dịch vụ liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất bền vững.
(HBĐT) - Liên tục trong hơn 10 năm qua, dù có thời điểm khó khăn về đầu ra, nguồn vốn đầu tư nhưng gia đình anh Đinh Văn Khánh ở xóm Ké; Xa Văn Mong ở xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc) cùng hàng chục hộ trong xã vẫn kiên trì với nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà. Bởi, chính nghề nuôi cá lồng đã giúp các hộ vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên làm giàu...
(HBĐT) - Sau nhiều năm bôn ba nơi đất khách, anh Bùi Văn Hà, xóm Chồn Nâu, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) đã quyết tâm về quê khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, mở xưởng đồ gỗ mỹ nghệ. Hiện, cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ của anh cho thu nhập mỗi năm khoảng nửa tỷ đồng (đã trừ chi phí), tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương từ 10 - 24 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Chiều 23/8, đoàn công tác của Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả hoạt động KTTT, hợp tác xã (HTX) tại huyện Yên Thủy.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ủng hộ việc các cơ quan chức năng của Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) gặp gỡ định kỳ để thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án ODA chậm tiến độ tại Việt Nam. Đây là quan điểm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đưa ra trong buổi tiếp Phó Chủ tịch điều hành cấp cao JICA Junichi Yamada vào trưa 23/8 tại Trụ sở Chính phủ.