Liên quan đến việc điều chỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Chính phủ đã giao cho Hà Nội khoảng 8.400 tỷ đồng, Hưng Yên hơn 3.700 tỷ đồng, Bắc Ninh hơn trên 2.400 tỷ đồng và hơn 10.000 tỷ đồng cho TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương 4.200 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng. Đây chính là số tiền đang dự kiến cho các công trình giao thông và đường Vành đai 3, Vành đai 4.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cung cấp thông tin tới báo chí tại cuộc họp báo.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Liên quan đến việc điều chỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, ngày 29/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã trình Quyết định 1012 điều chuyển giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với số tiền 31.396 tỷ đồng để điều chỉnh tăng cho 7 địa phương thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vành đai 3 của TP Hồ Chí Minh và vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các địa phương vẫn đang kiểm soát các dự án và sẽ bổ sung thêm các nguồn lực của mình, bố trí ngân sách địa phương cũng như xã hội hóa đối với các công trình nhà.
"Đúng là hai dự án này đã triển khai theo đúng chủ trương của Chính phủ, ngoài số vốn của Trung ương tức là ngân sách Trung ương sẽ giao địa phương thì địa phương bỏ ra số vốn rất lớn. Ví dụ tổng mức đầu tư của dự án Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội trên 85 nghìn tỷ đồng. Tương tự vậy, tổng vốn đầu tư của Vành đai 3 của TP Hồ Chí Minh cũng trên 75 nghìn tỷ đồng. Các địa phương cũng đã bổ sung rất lớn vào đây", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho hay.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có quyết định đầu tư không, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết đã bổ sung đầu tư ngay ngày 29/8/2022 và trong Nghị quyết số 56, 57 của Quốc hội đã quy định rất rõ. Sau khi các địa phương được giao thì tiếp tục liên kết đầu tư, thực hiện các công tác đấu thầu, chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, thực hiện các nội dung liên quan khác.
Theo báo Tin tức
(HBĐT) - UBND tỉnh có Công văn số 1466/UBND-KTN, ngày 23/8/2022 về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA.
(HBĐT)- Được xác định là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ tăng cường hỗ trợ chủ đầu tư các cụm công nghiệp (CCN) và nhà đầu tư thứ cấp trong giải phóng mặt bằng (GPMB), thủ tục hành chính... Nhờ đó, việc triển khai các CCN trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Hiện, các CCN đẩy mạnh công tác GPMB, thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng nhà máy.
(HBĐT) - Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,63%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,17% (riêng công nghiêp tăng 7,44%); dịch vụ tăng 7,32%; thuế sản phẩm giảm 11,45%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18,98%; công nghiệp - xây dựng 44,34%; dịch vụ 32,31%; thuế sản phẩm 4,37%.
(HBĐT) - Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, một số thị trường xuất khẩu của tỉnh không còn tình trạng "đóng băng” và gần như đã trở về trạng thái bình thường. Qua đó hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) có sự chuyển động tích cực, tạo đà thiết lập dấu mốc mới trong năm 2022, nhất là việc mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
(HBĐT) - Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh đã được khẳng định. Chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế đều tăng. Từ những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tạo cho tỉnh bản đồ nông sản phong phú, đa dạng, mang đặc trưng riêng của từng địa phương.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có các tuyến đường quan trọng như đường Hồ Chí Minh, QL6, QL21 chạy qua. Thời gian qua, Lương Sơn từng bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh.