(HBĐT) - Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh đã được khẳng định. Chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế đều tăng. Từ những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tạo cho tỉnh bản đồ nông sản phong phú, đa dạng, mang đặc trưng riêng của từng địa phương.
Cá sông Đà là một trong những sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Ảnh: Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng đầu tư, liên kết nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị, tiêu chuẩn VietGAP.
Vùng sản xuất cây ăn quả có múi (CAQCM) tập trung được hình thành tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy. Đến cuối năm 2021, diện tích CAQCM toàn tỉnh đạt 9.687 ha, trong đó, diện tích kinh doanh 7.429 ha, sản lượng niên vụ 2021 - 2022 đạt 166,7 nghìn tấn; giá trị thu nhập trên 1 ha ước đạt trên 450 triệu đồng. Để nâng cao hiệu quả CAQCM, tỉnh đang thực hiện Đề án tái canh CAQCM giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đã công nhận 227 cây đầu dòng CAQCM phục vụ công tác nhân giống; xác định được 780 ha đang trong giai đoạn luân canh cải tạo đất, triển khai trồng tái canh giai đoạn 2022 - 2025.
Đồng chí Bùi Hoài Nhi, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có gần 2.000 ha CAQCM, sản lượng niên vụ 2021 - 2022 ước đạt trên 22.000 tấn. Huyện là một trong những vùng sản xuất CAQCM lớn nhất tỉnh, có điều kiện thâm canh cao với bộ giống đa dạng, năng suất, chất lượng tốt như cam CS1, cam Canh, cam V2… Giá trị thu nhập trong sản xuất CAQCM bình quân đạt 300 - 350 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Tuy nhiên, thời gian qua, do quá trình canh tác lâu năm, sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật… khiến nhiều diện tích đất chai cứng, mất kết cấu. Quá trình tăng nóng diện tích trong thời gian ngắn khiến một số diện tích sử dụng cây giống không đảm bảo chất lượng, nhiễm dịch hại nguy hiểm gây suy tàn, nhanh thoái hoá vườn cây. Nhằm khôi phục, duy trì thương hiệu sản phẩm, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch số 65/KH-UBND về việc triển khai thực hiện "Đề án tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025". Theo đó, huyện tập trung tái canh cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500 ha, trồng mới 670/1.500 ha, với giống cây đầu dòng và quy trình chăm sóc cam đúng kỹ thuật từ khâu xử lý đất.
Cùng với CAQCM, vùng sản xuất rau hàng hóa, tập trung có thị trường tiêu thụ, phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng như: Vùng trồng bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, lặc lày... tại huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy; rau hữu cơ Lương Sơn; rau su su Mai Châu, Tân Lạc; tỏi tía Mai Châu. Sản xuất rau của tỉnh bước đầu hình thành các mô hình liên kết, tiêu thụ sản phẩm; mô hình trồng rau đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP. Tổng diện tích khoảng 11 nghìn ha/năm, sản lượng 14 - 16 vạn tấn/năm, giá trị thu nhập khoảng 200 - 250 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra còn các vùng sản xuất tập trung nhãn, na, chuối, dong riềng, khoai sọ, lạc đã tạo sự đa dạng hóa sản phẩm của từng địa phương.
Song song với lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa cũng được đẩy mạnh. Đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy hoạch chăn nuôi và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Công tác quản lý giống lợn trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện, công tác bảo tồn, phát triển giống lợn, gia cầm được chú trọng, quan tâm. Tỉnh xây dựng được nhãn hiệu sản phẩm "Gà Lạc Thủy”, "Gà Lạc Sơn”, "Lợn bản địa Đà Bắc”, "Dê Lạc Thủy”, "Dê núi Lương Sơn”. Đã có 15 sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Nhiều liên kết chuỗi trong chăn nuôi được hình thành và hoạt động hiệu quả, thành lập được 60 HTX chăn nuôi, trong đó có 28 HTX liên kết sản xuất chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đến hết tháng 6/2022, toàn tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng 8.800 nghìn con; tổng sản lượng đạt trên 50.000 tấn.
Theo đánh giá của Sở NN& PTNT, sản xuất hàng hóa phát triển đã cung cấp cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng so với giai đoạn trước. Một số sản phẩm hàng hóa đã xây dựng được thương hiệu như cam Cao Phong, gà Lạc Thủy, nhãn Sơn Thủy… mang lại giá trị kinh tế, thu nhập cao cho nông dân. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh được nâng lên. Tư duy, nhận thức của cán bộ và Nhân dân thay đổi, nhiều loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế được điều chỉnh mở rộng quy mô so với mục tiêu ban đầu, công tác chế biến, xúc tiến xây dựng thương hiệu bước đầu được quan tâm nên giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt cao. Nhiều nông sản trong lĩnh vực trồng trọt được cấp, giám sát mã vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu của tỉnh. Dự kiến trong năm 2022, tỉnh sẽ xuất khẩu trên 1.000 tấn sản phẩm trồng trọt các loại, gồm: Chuối, nhãn, bưởi đỏ, bưởi Diễn, mía tím, mía trắng.
Thu Thủy
(HBĐT)- Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. Theo đó, diễn biến thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).
(HBĐT) - Theo Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh, trong thời gian qua, cộng đồng DN, các nhà đầu tư (NĐT) trên địa bàn tỉnh đánh giá rất cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, NĐT yên tâm hoạt động sản xuất - kinh doanh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là triển khai các giải pháp hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 8/2022 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 46 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Tuy nhiên trong 8 tháng năm 2022, hai khoản thu cán đích sớm là thu từ dầu thô và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Kết thúc ngày giao dịch 29/8, thị trường hàng hóa ghi nhận những diễn biến mang tính trái chiều. Tuy nhiên, trong khi lực bán có phần khiêm tốn thì giá một số mặt hàng như dầu thô, ngô và lúa mì bật tăng mạnh mẽ. Điều đó đã kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,8%, đạt mức 2.728,3 điểm.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh NHCSXH, đến hết tháng 7/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.048 tỷ đồng, với gần 12,6 nghìn khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay 7 tháng năm 2022 đạt trên 1.056 tỷ đồng, cho trên 26 nghìn lượt khách hàng được vay vốn.
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND, ngày 23/8/2022 về Quy định mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (BV, PTĐTL) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, UBND tỉnh quyết định: