(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có các tuyến đường quan trọng như đường Hồ Chí Minh, QL6, QL21 chạy qua. Thời gian qua, Lương Sơn từng bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh.
Hiện, khu công nghiệp Lương Sơn tạo việc làm cho hơn 15 nghìn lao động.
Trong nhiều năm qua, cùng với nguồn vốn đầu tư công, Lương Sơn được nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho hạ tầng xã hội, thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), du lịch, dịch vụ cùng hạ tầng dân cư, đô thị hiện đại. Huyện hiện có 3 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đang đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Nhuận Trạch diện tích khoảng 213 ha, tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng KCN Nam Lương Sơn diện tích khoảng 200 ha; cụm công nghiệp (CCN) xóm Rụt, xã Tân Vinh diện tích 70,5 ha. Trong kế hoạch phát triển, Lương Sơn dự kiến bổ sung thêm các CCN vùng Nam khu vực Chợ Bến, xã Thanh Cao dự kiến trên 500 ha.
Thời gian qua, UBND huyện chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, tập trung công tác hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hút đầu tư, trong đó có những dự án trọng điểm của tỉnh, huyện; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, công trình trọng điểm, giải ngân các nguồn vốn theo kế hoạch, khai thác các nguồn thu trên địa bàn; thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác quy hoạch, triển khai lập quy hoạch chung đô thị huyện Lương Sơn, triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết…
Theo đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện, năm 2022 là năm thứ hai triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2025, năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, được xác định là năm bản lề tập trung hoàn thiện các chủ trương, kế hoạch, chương trình công tác cho cả giai đoạn 5 năm. Với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của tỉnh, Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện đã kịp thời, thường xuyên bám sát nhiệm vụ trọng tâm của huyện để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện đạt giá trị sản xuất CN-TTCN 11.085 tỷ đồng, đạt 49,51% kế hoạch giao, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trên địa bàn huyện có 825 cơ sở, doanh nghiệp và hộ sản xuất CN-TTCN đang hoạt động, trong đó, 98 đơn vị hoạt động ngành CN-TTCN, 81 hộ cá thể hoạt động sản xuất CN - TTCN, 646 hộ làm nghề TTCN. Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 433,1 tỷ đồng, đạt 62,6% dự toán tỉnh giao, 31,1% dự toán huyện giao, bằng 307% so với cùng kỳ năm 2021. Huyện đang triển khai lập quy hoạch chung thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045; rà soát, đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; lập quy hoạch phân khu 7 đơn vị hành chính xã, thị trấn xây dựng thành phường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình đầu tư phát triển đô thị như vỉa hè, cây xanh, rãnh thoát nước, hệ thống đèn chiếu sáng trên địa bàn thị trấn Lương Sơn và các xã: Lâm Sơn, Cư Yên, Tân Vinh, Hòa Sơn, Nhuận Trạch…
Công tác GPMB được tập trung triển khai đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật. 6 tháng đầu năm, huyện đã triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ 34 dự án với tổng diện tích 66.461,94 ha, 2.210 hộ và 61 tổ chức bị ảnh hưởng, trong đó có 8 dự án hoàn thành, thực hiện chi trả với tổng số tiền 15,68 tỷ đồng cho 154 hộ gia đình, cá nhân và 12 tổ chức trên tổng diện tích đất thu hồi và bàn giao 16,07 ha; 26 dự án thực hiện dở dang với diện tích 66.445,9 ha, đã thực hiện chi trả với tổng số tiền 223,89 tỷ đồng cho 965 hộ gia đình, cá nhân và 20 tổ chức trên tổng diện tích đất thu hồi 298,2 ha. Đồng thời, thực hiện GPMB đối với 7 dự án nhà ở của tỉnh với tổng diện tích 234,95 ha, có 548 hộ và 15 tổ chức bị ảnh hưởng.
Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư trên địa bàn, huyện đã tổ chức thành công hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo huyện với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh năm 2022; tổ chức hội nghị chuyên đề quán triệt, tập trung đẩy mạnh nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI); ký cam kết trong cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc nhằm góp phần cải thiện chỉ số PCI, DDCI. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện thu hút được 4 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 784,6 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện thu hút được 203 dự án đầu tư, trong đó có 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 307,018 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án, 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh; có 180 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký 25.056,91 tỷ đồng, chiếm 29,2% về dự án, 22,8% về số vốn đăng ký so với toàn tỉnh.
Với việc tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý đô thị đúng hướng, hiệu quả đã, đang tạo đà cho Lương Sơn lên một tầm cao mới, xứng đáng là trung tâm, hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh, cửa ngõ Thủ đô.
Hồng Trung
(HBĐT) - Theo Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh, trong thời gian qua, cộng đồng DN, các nhà đầu tư (NĐT) trên địa bàn tỉnh đánh giá rất cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, NĐT yên tâm hoạt động sản xuất - kinh doanh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là triển khai các giải pháp hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 8/2022 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 46 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Tuy nhiên trong 8 tháng năm 2022, hai khoản thu cán đích sớm là thu từ dầu thô và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Kết thúc ngày giao dịch 29/8, thị trường hàng hóa ghi nhận những diễn biến mang tính trái chiều. Tuy nhiên, trong khi lực bán có phần khiêm tốn thì giá một số mặt hàng như dầu thô, ngô và lúa mì bật tăng mạnh mẽ. Điều đó đã kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,8%, đạt mức 2.728,3 điểm.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh NHCSXH, đến hết tháng 7/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.048 tỷ đồng, với gần 12,6 nghìn khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay 7 tháng năm 2022 đạt trên 1.056 tỷ đồng, cho trên 26 nghìn lượt khách hàng được vay vốn.
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND, ngày 23/8/2022 về Quy định mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (BV, PTĐTL) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, UBND tỉnh quyết định:
Thủ tướng yêu cầu không điều hành chính sách "giật cục", không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại”.