(HBĐT) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã chủ động triển khai một số giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của đại dịch theo chỉ đạo từ Chính phủ, NHCSXH Việt Nam.
Nhờ được vay vốn trả lương ngừng việc theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP, trường Mầm non và tiểu học Dạ Hợp (TP Hòa Bình) có điều kiện tốt hơn trong chi trả lương giáo viên trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua.
Đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi tới người sử dụng lao động để hỗ trợ trả lương cho người lao động (NLĐ). Theo đó, NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho 11 doanh nghiệp, 25 lượt người sử dụng lao động với số tiền trên 5,22 tỷ đồng/ 538 NLĐ để trả lương ngừng việc cho 1.568 lượt NLĐ và đã hoàn thành việc triển khai thực hiện chính sách nhanh chóng, kịp thời, góp phần tích cực trong việc phát huy hiệu quả của chính sách.
Triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 về chương trình phục hồi và phát triển KT-XH của Chính phủ, Ban đại diện tỉnh đã chủ động tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo NHCSXH, các sở, ban, ngành, địa phương sớm đưa chính sách vào cuộc sống. Đến hết tháng 8/2022, toàn chi nhánh đã giải ngân trên 204 tỷ đồng vốn vay phục hồi và phát triển KT-XH. Trong đó, đã giải ngân 100 tỷ đồng vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; trên 93,5 tỷ đồng vốn cho vay nhà ở xã hội; 9,7 tỷ đồng cho vay học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; hơn 1,1 tỷ đồng cho vay cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đánh giá từ Chi nhánh NHCSXH tỉnh, trong điều kiện nội lực của tỉnh, việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ là điều hết sức khó khăn. Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ với những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, phù hợp đã và đang là nguồn lực quan trọng, kịp thời đối với địa phương, tạo điều kiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, góp phần hoàn thành các mục tiêu KT-XH đã đề ra.
Để kịp thời triển khai các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, NHCSXH tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công công việc cụ thể đến cán bộ chủ chốt rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn theo các chương trình, đảm bảo các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trong thời gian sớm nhất để phục hồi và phát triển KT-XH; tăng cường giám sát quá trình thực hiện, bảo đảm chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, tránh lợi dụng, trục lợi chính sách. Quá trình triển khai các chương trình, NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo phòng giao dịch các huyện làm tốt công tác tuyên truyền đến đối tượng; chủ động phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, nắm bắt nhu cầu các đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng để hỗ trợ hoàn thiện thủ tục vay đảm bảo đúng quy định...
Thời gian tới, bên cạnh triển khai các chương trình ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, NHCSXH tỉnh tiếp tục chủ động phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp, cấp ủy, chính quyền địa phương và các bên liên quan thực hiện hoàn thành 100% chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ được giao. Trong đó, đặc biệt chú trọng giải ngân các chương trình tín dụng chính sách phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP; triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP, ngày 30/5/2022 của Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động điểm giao dịch xã, hoạt động ủy thác, tổ tiết kiệm vay vốn; tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau giải ngân để bảo đảm nguồn vốn phát huy hiệu quả.
Hồng Trung
(HBĐT) - Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân huyện Yên Thủy và các vùng lân cận, tăng hiệu quả sử dụng đất, hình thành bộ mặt đô thị mới, dự án DHome Yên Thủy mang đến cơ hội an cư, đầu tư ngay trung tâm thị trấn Hàng Trạm, Hòa Bình.
(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM). Điều này không chỉ giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, minh bạch hóa các giao dịch mà còn đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện.
(HBĐT) - Hiện nay, Đà Bắc còn là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, có 17/17 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Huyện có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm khoảng 90% dân số, trong đó, dân tộc Tày chiếm gần 42%, dân tộc Mường trên 33% và các dân tộc khác.
(HBĐT) - UBND tỉnh có Công văn số 1466/UBND-KTN, ngày 23/8/2022 về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA.
(HBĐT)- Được xác định là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ tăng cường hỗ trợ chủ đầu tư các cụm công nghiệp (CCN) và nhà đầu tư thứ cấp trong giải phóng mặt bằng (GPMB), thủ tục hành chính... Nhờ đó, việc triển khai các CCN trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Hiện, các CCN đẩy mạnh công tác GPMB, thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng nhà máy.
(HBĐT) - Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,63%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,17% (riêng công nghiêp tăng 7,44%); dịch vụ tăng 7,32%; thuế sản phẩm giảm 11,45%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18,98%; công nghiệp - xây dựng 44,34%; dịch vụ 32,31%; thuế sản phẩm 4,37%.