HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT

1. Đối tượng: Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thôn ĐBKK vùng ĐBDTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất.

Hộ ĐBDTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của từng địa phương, có nhu cầu chuyển đổi nghề hoặc có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất, nhưng không bố trí được đất sản xuất thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Không hỗ trợ đất sản xuất đối với các hộ đã nhận hỗ trợ đất sản xuất từ các chương trình, chính sách trước đây nhưng đến nay đã chuyển nhượng, cho, tặng.

2. Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện:

2.1. Hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất:

- Trường hợp địa phương còn quỹ đất có khả năng sản xuất được mà không cần phải thực hiện cải tạo đất thì UBND cấp huyện căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giao đất hỗ trợ cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất theo quy định của pháp luật về đất đai; các hộ này không được hỗ trợ kinh phí từ NSNN và không được vay vốn từ Ngân hàng CSXH để tạo quỹ đất sản xuất.

- Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để có khả năng sản xuất thì UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, để giao đất sản xuất cho hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về đất đai. Mức hỗ trợ từ ngân sách T.Ư thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất không vượt quá định mức hỗ trợ quy định.

- UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện bố trí ngân sách địa phương và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho các hộ được hỗ trợ đất sản xuất theo quy định.

2.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề:

- Các hộ thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 8, Thông tư này được xem xét, hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác.

- Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện hỗ trợ, UBND cấp xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác) gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, cơ quan công tác dân tộc cấp huyện kiểm tra, báo cáo UBND cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cho từng hộ dân và thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

HỖ TRỢ NƯỚC SINH HOẠT

1. Đối tượng: Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho hộ DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng ĐBDTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng ĐBDTTS&MN có khó khăn về nước sinh hoạt.

Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Khu vực ĐBDTTS sinh sống thành cộng đồng (xóm, thôn, bản, xã thuộc vùng DTTS&MN) chưa có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phù hợp xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, địa bàn chưa được đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung thì được xem xét, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung. Trường hợp đã được hỗ trợ công trình nước sinh hoạt theo các chương trình, chính sách hỗ trợ khác nhưng hiện nay đã hư hỏng nặng, không sử dụng được thì được xem xét đầu tư.

2. Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện:

2.1. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán:

- Các đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 10, Thông tư này được xem xét hỗ trợ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt hoặc mua sắm vật dụng chứa nước sinh hoạt.

- Cách thức hỗ trợ nước sinh hoạt được linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: Đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước (lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước), hoặc tự tạo nguồn nước khác đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định, được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

- Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, căn cứ nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo dưỡng, duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định. Số lượng thành viên nhóm hộ trên cơ sở bàn bạc, thống nhất của người dân.

2.2. Hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung:

Các đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 10, Thông tư này được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung theo quy định hiện hành, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân. UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tiến hành rà soát, lập hồ sơ chi tiết trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Địa phương chủ động bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, vận hành khi công trình đưa vào sử dụng.

H.N (TH)

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Vượt khó xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để khắc phục phần kinh phí thiếu hụt cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông nội đồng vào khu sản xuất của xóm, Ban quản lý xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu) đã huy động các hộ dân tham gia khai thác vật liệu, cát, sỏi sẵn có ở địa phương để làm nền đường. Đồng thời, mỗi hộ bố trí ít nhất 1 người để vận chuyển vật liệu san lấp mặt đường.

Vốn vay ưu đãi đồng hành cùng nông dân vượt khó

(HBĐT) - Trong 20 năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng nông dân trên địa bàn tỉnh trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, trở thành động lực quan trọng để nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.

Quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) là tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khi đánh giá về công tác GNVĐTC năm nay. Tính đến đầu tháng 9, so với bình quân chung cả nước, mặc dù tỷ lệ GNVĐTC của Hòa Bình đạt khá, nhưng so với yêu cầu và kế hoạch đề ra thì kết quả còn rất chậm.

Cùng nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới

Đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn coi trọng vai trò của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế và khuyến khích phát triển, đồng thời phát huy ngoại lực, tinh thần sáng tạo để đưa ra các giải pháp, chính sách chủ động thích ứng, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 20/9, tại UBND xã Đồng Ruộng, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (TĐC) đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn ngoài NSNN giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có lãnh đạo HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh.

Đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án công trình điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hòa Bình) đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án công trình lưới điện năm 2022. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cung ứng điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khách hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục