(HBĐT) - Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có 13 xóm, phố với hơn 1.800 hộ. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã luôn đồng thuận thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đang huy động các nguồn lực xây dựng xã NTM nâng cao với phương châm "lấy sức dân để lo cuộc sống cho dân".


Trên địa bàn xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có hơn 50 công ty, doanh nghiệp hoạt động, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương (ảnh chụp tại nhà máy chế biến lâm sản - Công ty CP Sơn Thủy).

Theo Chủ tịch UBND xãNguyễn Xuân Phục, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên về XDNTM nâng cao, Đảng ủy, UBND xã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo các CTMTQG xã. Các nghị quyết, quyết định, kế hoạch của xã về XDNTM nâng cao đều được tuyên truyền, triển khai đến các chi bộ, thôn, xóm, cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và Nhân dân. Ban chỉ đạo các CTMTQG xã, Ban phát triển NTM các xóm tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy vai trò chủ thể, tự nguyện tham gia XDNTM nâng cao...

Xác định XDNTM là chủ trương đúng đắn, xuyên suốt nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, từ đó tạo dựng bộ mặt nông thôn đổi mới. Xã Mông Hóa đã tập trung sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm đạt mục tiêu tiếp tục duy trì, củng cố 19/19 tiêu chí đã đạt được. Từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng xã hội; kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Phát triển nông thôn theo quy hoạch, gắn nông nghiệp với phát triển dịch vụ. Xây dựng môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp; QP-AN, trật tự an toàn xã hội đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố vững chắc...

Tính từ năm 2018 - 2021, xã Mông Hóa đã huy động nguồn lực XDNTM nâng cao đạt trên 71.150 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 174 triệu đồng; ngân sách thành phố 11.760 triệu đồng; ngân sách xã 1.080 triệu đồng và các nguồn vốn khác. Đặc biệt là Nhân dân đóng góp trị giá trên 416,2 triệu đồng qua việc hiến đất nông nghiệp làm đường GTNT, đường nội đồng.

Từ các nguồn lực huy động, xã chú trọng thực hiện công tác quy hoạch đã được phê duyệt; quan tâm rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nhằm đảm bảo phù hợp, đồng bộ giữa các quy hoạch và nhu cầu thực tế địa phương. Tập trung nguồn vốn đầu tư hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng thiết yếu để tạo điều kiện phát triển KT-XH, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho người dân nông thôn. Điểm nhấn là xã đầu tư hệ thống giao thông nông thôn, nâng cao tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn; tỷ lệ km đường ngõ xóm, đường nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống công trình điện được nâng cấp, hoàn thiện, cơ bản đảm bảo cung cấp điện, phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống công trình thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin - truyền thông... được đầu tư, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Song song với đó, cấp ủy, chính quyền xã lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, triển khai các dự án, mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động. Trên địa bàn có KCN Phú Bình được quy hoạch trên 200 ha, hiện đã có các doanh nghiệp đi vào hoạt động. Xã duy trì tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 95%. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 55 triệu đồng.

Từ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập đã giúp các hộ gia đình có điều kiện nâng cấp, sửa chữa, xây mới nhà ở đạt chuẩn theo quy định. Người dân tích cực tham gia chỉnh trang bộ mặt nông thôn, xây dựng hàng rào, cổng ngõ xanh - sạch - đẹp, thắp sáng đường quê...

Với sự đồng thuận, chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, đích đến Mông Hóa trở thành xã NTM nâng cao đang dần hiện hữu.


Bình Giang


Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Đề xuất trồng 450 ha cây dược liệu quý

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc, vừa qua, Phòng đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã trên địa bàn huyện tiến hành khảo sát vùng trồng cây dược liệu quý. Theo kết quả khảo sát, huyện đề xuất trồng 450 ha vùng trồng cây dược liệu quý. Cụ thể, đề xuất trồng 120 ha thuộc điểm Thung Củ, Bưa Sen của xã Cao Sơn; 120 ha tại Bưa Trùng, xã Hiền Lương; tại xã Yên Hòa, khảo sát điểm Bưa Men, Bưa Lang với đề xuất trồng 60 ha; khảo sát điểm xóm Ca Lông, khu sản xuất U Rum của xóm Nhạp (xã Đồng Chum) với đề xuất diện tích trồng 150 ha.

Cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo đạt trên 66 tỷ đồng

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/ QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó có nội dung thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi đối với hộ DTTS nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn, do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai.

Algeria mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam

Trong 2 ngày 26 và 27/9, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Cục Xúc tiến Ngoại thương Algeria (AlGEX) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Algeria 2022.

Giám sát thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Cao Phong, Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 26/9, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ) để giao đất có thu tiền SDĐ hoặc cho thuê đất, đấu giá tài sản công (TSC) giai đoạn 2020 - 2022 trên địa bàn huyện Cao Phong.

Tổng kết mô hình “Vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học”

(HBĐT) - Sáng 26/9, tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình "Vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học năm 2022”.

Thưởng thức đặc sản cam Cao Phong

(HBĐT) - Mẫu mã đẹp, thơm mát, nhiều nước, từ rất lâu cam Cao Phong đã được người tiêu dùng biết đến như một đặc sản của đất Mường Hòa Bình nhờ những đặc tính chất lượng vượt trội so với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đặc biệt, mới đây cam Cao Phong là 1 trong 5 món ăn, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được lọt vào Top các sản phẩm, món ăn đặc sản quà tặng của Việt Nam (2021 - 2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố trong hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục