(HBĐT) - Sáng 26/9, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ) để giao đất có thu tiền SDĐ hoặc cho thuê đất, đấu giá tài sản công (TSC) giai đoạn 2020 - 2022 trên địa bàn huyện Cao Phong.


Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát tại huyện Đà Bắc.

Theo báo cáo, giai đoạn từ năm 2020 - 2022, UBND huyện Cao Phong đã tiến hành bán đấu giá 6 dự án, tổng diện tích trên 8.100 m2đất; đang hoàn thiện các trình tự, thủ tục đấu giá 3 dự án được quy hoạch để đấu giá trong năm 2022. Huyện cũng đấu giá xong 2 TSC theo đúng quy định. Tuy nhiên, công tác đấu giá quyền SDĐ để giao đất có thu tiền SDĐ hoặc cho thuê đất, đấu giá TSC trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: Việc xác định giá đất khởi điểm,đơn vị tư vấn,đối tượng quản lý, SDĐ, lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; quy hoạch chi tiết cho các dự án, thu tiền SDĐ đối với các dự án dưới 10 tỷ đồng, một số dự án đất công khai thác đưa vào sử dụng kém hiệu quả, có vị trí không thuận lợi, qua nhiều năm vẫn không thực hiện được việc bán đấu giá.

Kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnhđềnghị UBND huyện Cao Phong xác định rõ quy trình, lộ trình, tiến độthực hiện công tác đấu giá quyền SDĐ và những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân. Từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục, thực hiện tốt hơn công tác quản lý, đấu giá quyềnSDĐcông trong thời gian tới. Đoàn giám sát ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của UBND huyện Cao Phong, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền, xem xét, giải quyết.

 

*Chiều cùng ngày, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương,Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát nội dung trên tại huyện Đà Bắc.
Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, trong giai đoạn 2020 - 2022, huyện đã triển khai đấu giá 4 cơ sở nhà, đất. Trong đó, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền SDĐ 3 cơ sở (trụ sở UBND xã Tiền Phong cũ, 1 trường mầm non và 1 trường tiểu học); đấu giá 1 khu đất tại tiểu khu Mu, thị trấn Đà Bắc. Tổng giá trị thu được từ 4 cơ sở nhà, đất hơn 43,3 tỷ đồng. Đối với công tác đấu giá TSC,từ năm 2020 - 2022, UBND huyện thực hiện đấu giá 4 tài sản, gồm 3 xe ô tô và 1 cây gỗ nghiến bị đổ do thiên tai,thu được trên 1,1 tỷ đồng.

 

Đánh giá về công tác đấu giá quyền SDĐ và TSC, đại diện UBND huyện Đà Bắc cho biết: Các thủ tục và các bước tiến hành đấu giá còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian trong việc hoàn thiện hồ sơ. Quá trình thực hiện, do văn bản triển khai của T.Ư, của tỉnh nhiều, tuy nhiên một số sở, ngành chưa có hướng dẫn cụ thể cho các huyện, do đó, việc thực hiện còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn.

UBND huyện kiến nghị: Sở Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền SDĐ,thanh lý TSC, điều chuyển tài sản… để huyện triển khai, thực hiện đảm bảo đúng thủ tục, thời gian quy định. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ công chức, tham mưu trong lĩnh vực quản lý TSC tại các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn.

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh đề nghị UBND huyện tiếp tục rà soát kỹ các nội dung, thủ tục, các bước thực hiện công tác đấu giá quyền SDĐ hoặc cho thuê đất, đấu giá TSC. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt hơn công tác quản lý, đấu giá quyền SDĐ công thời gian tới. Đoàn giám sát ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của UBND huyện Đà Bắc, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.


Đ.H


Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục