Trong 2 ngày 26 và 27/9, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Cục Xúc tiến Ngoại thương Algeria (AlGEX) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Algeria 2022.

Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, quyền Cục trưởng Cục Xúc tiến ngoại thương Algeria - ông Abdelatif El-Houari ngày 26/9 đã khẳng định nước này cam kết theo đuổi nỗ lực chung nhằm phát triển hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam bằng cách thiết lập một cơ chế đối tác chiến lược có khả năng đảm bảo khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế của hai nước trên nền tảng quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi.

Phát biểu trên được ông Abdelatif El-Houari đưa ra tại Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Algeria 2022. Sự kiện do Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Cục Xúc tiến Ngoại thương Algeria (AlGEX) tổ chức, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9 theo hình thức trực tuyến, thu hút sự tham dự của 42 doanh nghiệp VN và 46 doanh nghiệp Algeria. Hội nghị là dịp để hai bên đánh giá mối quan hệ kinh tế song phương giữa Algeria và Việt Nam cũng như thảo luận cách thức tăng cường hợp tác song phương thông qua các hành động thiết thực nhằm khai thác các cơ hội mang lại và tiềm năng hiện có để tăng khối lượng thương mại giữa 2 nước.

Năm nay, Algeria và Việt Nam sẽ kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (28/10/1962 - 28/10/2022). Từ khi giành độc lập đến nay, hai nước duy trì mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác lịch sử. Chính phủ hai nước luôn coi trọng mối quan hệ truyền thống, thủy chung giữa Algeria - Việt Nam và luôn thể hiện quyết tâm làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác tốt đẹp này

Algeria là một trong những đối tác đầu tiên của Việt Nam tại châu Phi. Theo số liệu của Algex, về thương mại song phương, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 140 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2022 và 262,5 triệu USD vào năm 2021. Các sản phẩm phi dầu mỏ chính mà Algeria xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm: caroube và hạt caroube, giấy phế liệu, thịt gia cầm, thuốc, quả chà là, sản phẩm cao su, thiết bị lọc, các sản phẩm gang – thép. Ngược lại, Algeria nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm như: cà phê, giày dép, nhôm ở dạng thô và hợp kim nhôm, máy móc và thiết bị in, lưới và thịt cá... Tuy nhiên, khối lượng thương mại hiện được đánh giá là không phản ánh đúng tiềm năng của nền kinh tế hai nước. Chính vì vậy, phía Algex đề nghị thiết lập các cơ chế phù hợp để xác định triển vọng hợp tác kinh tế và thương mại song phương như  tăng cường hợp tác thể chế giữa hai tổ chức xúc tiến thương mại Algex và Vietrade, ký kết các biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp tìm hiểu sâu về thị trường của nhau, tăng cường các cuộc gặp gỡ giữa doanh nhân hai nước để trao đổi kinh nghiệm và xác định các cơ hội kinh doanh...

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) - Bộ Công Thương Việt Nam, cho biết Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác truyền thống nhiều mặt với Algeria, xem đây là đối tác kinh tế tin cậy và quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Phi.

Algeria là quốc gia có diện tích lớn nhất Châu Phi và có nền kinh tế lớn thứ 4 tại châu lục này với vị trí địa-chính trị chiến lược trong khu vực châu Phi và châu Âu. Dân số Algeria trên 45 triệu người với thu nhập bình quân đầu người gần 3.364 USD vào năm 2021. Ngân hàng Phát triển châu Phi (BAD) dự báo tăng trưởng kinh tế của Algeria có thể đạt 3,7% năm 2022 nhờ các cuộc cải kinh tế năng động, đặc biệt là với việc ban hành Luật đầu tư mới vào tháng 8/2022 vừa qua. Theo Vietrade, Algeria được coi là một trong những thị trường tiềm năng về xuất nhập khẩu với Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, thủy sản nước ngọt do nhu cầu và sức mua lớn tại thị trường này, một phần cũng vì đây là những sản phẩm nước này không sản xuất được. Mặc dù thời gian gần đây, do tác động của dịch COVID-19 và Algeria chủ trương hạn chế nhập khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh đa dạng hóa nền kinh tế nhưng đây vẫn là thị trường có nhiều cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam. Algeria cũng có những mặt hàng thế mạnh như dầu khí, phốt phát, chà là, dầu ôliu, bột minh quyết (caroube), vv… mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.

Có thể thấy, thương mại song phương Việt Nam – Algeria thời gian qua vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng và thế mạnh của hai bên. Năm 2021, do tác động của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria chỉ đạt 153 triệu USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 71,16 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu là thuỷ sản, cà phê, hạt tiêu, gạo, sản phẩm hoá chất, một số kim loại thường và sản phẩm từ kim loại…

Bên cạnh thương mại hàng hóa, thì hợp tác đầu tư cũng đang mở ra nhiều triển vọng giữa hai nước, điển hình là dự án liên doanh khai thác dầu khí tại Hassi Messaoud giữa Việt Nam, Algeria và Thái Lan, và đang mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp…

Ông Vũ Bá Phú mong muốn rằng hội nghị giao thương trực tuyến lần này sẽ tạo cầu nối hiệu quả để doanh nghiệp hai nước có dịp chia sẻ thông tin thị trường, nhu cầu hợp tác kinh doanh, đầu tư nhằmtìm ra những chiến lược tiếp cận thị trường của nhau một cách bài bản trên cơ sở tận dụng hiệu quả những năng lực cung ứng, sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam và Algeria.

Trong khi đó, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria, đã giới thiệu với các doanh nghiệp Algeria những thông tin cần thiết về thị trường Việt Nam, quy định xuất nhập khẩu và quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước cũng như giải đáp những thắc mắc từ phía doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp tham gia hội nghị cũng bày tỏ mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về nhu cầu thị trường, khả năng hợp tác giữa 2 bên trong các lĩnh vực như xuất nhập khẩu nông sản và các sản phẩm chế biến, hợp tác đầu tư trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản... 

Ngay sau phiên khai mạc, tại hội nghị cũng đã diễn ra các phiên giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam và Algeria để tìm kiếm đối tác, mở rộng cơ hội đầu tư kinh doanh và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.

                                                       Theo báo Tin tức

Các tin khác


Phát triển thị trường khoa học và công nghệ theo hướng đồng bộ, hiệu quả, hiện đại, hội nhập

(HBĐT) - Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với nội dung "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN): đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập”. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan; các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Tại điểm cầu UBND tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại diện một số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Giám sát công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi

(HBĐT) - Sáng 23/9, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS), HĐND tỉnh tổ chức hội nghị giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh đối với Sở NN&PTNT. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh.

Diễn đàn chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

(HBĐT) - Sáng 23/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) năm 2022 với chủ đề "Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022". Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Dự diễn đàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và một số HTX.

Xã Tân Lập đón bằng đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 23/9, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức lễ công bố xã Tân Lập đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Chuyển đổi trên 2.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Vụ mùa, vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được 21.515 ha lúa, đạt 99,95% kế hoạch; trồng 9.245 ha ngô, đạt 83,4% kế hoạch. Hiện, các địa phương đã trồng khoảng 1.000 ha khoai lang; hơn 1.380 ha lạc; hơn 3.600 ha rau, đậu; các loại rau, màu tiếp tục được gieo trồng. Bên cạnh đó, diện tích mía hiện có khoảng 7.150 ha (chủ yếu là mía tím và mía ăn tươi), đạt 100% kế hoạch. Diện tích cây ăn quả có múi gần 9.700 ha, trong đó diện tích kinh doanh đạt 7.429 ha.

Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Xác định đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp (DN) là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung và lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, Sở NN&PTNT luôn hướng tới mục tiêu thúc đẩy, tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư giữa các DN, doanh nhân với nông dân, từ đó góp phần tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP), VietGAP, hữu cơ... đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nông sản, hướng tới xuất khẩu.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục