(HBĐT) - Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai trên địa bàn huyện Yên Thủy đã, đang làm thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn của các địa phương. Bộ mặt NTM ngày càng khang trang, khởi sắc hơn. Phát huy những kết quả đã đạt được, Yên Thủy đang nỗ lực phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào cuối giai đoạn 2021 - 2025.


Nông dân xã Yên Trị (Yên Thủy) mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, nâng cao thu nhập.

Đến xã Bảo Hiệu, cảm nhận đầu tiên là một vùng quê tràn đầy sức sống. Không còn như chừng mười năm về trước, Bảo Hiệu giờ đây hiện hữu với hệ thống giao thông liên thôn được đầu tư nâng cấp, bê tông hóa, những ngôi nhà kiên cố mọc lên san sát. Dọc những con đường, nhiều vườn mẫu được trang trí, cải tạo tô thêm màu xanh cho các khu dân cư. Hoạt động giao thương ngày một phát triển với đa dạng loại hình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước nâng cao. Đồng chí Bùi Thị Then, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Trong giai đoạn 2020 - 2025, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, dưới sự chỉ đạo của huyện, xã, hội viên nông dân ở các cơ sở tích cực, gương mẫu đi đầu; tiếp tục phát huy hiệu quả các mô hình "5 không, 3 sạch”, "An toàn về an ninh trật tự”, "Nông dân tham gia bảo vệ môi trường”… trong vận động xây dựng NTM để đạt kết quả cao. Hiện, xã đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, đang hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định xã đạt chuẩn NTM trong tháng 10 tới.

Để đạt được mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể hóa hướng dẫn, kế hoạch của T.Ư và của tỉnh, huyện Yên Thủy đã xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình gắn với phát triển KT-XH, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của địa phương. Kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ các xã trong xây dựng NTM. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của địa phương; xác định dồn điền, đổi thửa là khâu đột phá trong triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Cùng với việc triển khai đồng bộ các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của T.Ư, của tỉnh, huyện nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn về nguồn lực. Bên cạnh đó, huyện tích cực, chủ động đa dạng hoá thông tin, tuyên truyền nhằm kêu gọi sự ủng hộ, vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo tầng lớp nhân dân. Từ đầu năm đến nay, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM toàn huyện đạt 74.660 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn Nhân dân đóng góp trên 10.370 triệu đồng. Qua đó, đầu tư 8 công trình lưới điện tổng kinh phí 4,55 tỷ đồng; 6 công trình trường học tổng kinh phí 3,85 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều công trình cơ sở vật chất văn hóa, giao thông, thủy lợi được sửa chữa, xây mới. Dự kiến hết năm 2022, huyện có thêm 4 trường học công nhận đạt chuẩn.

Ngoài nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, việc phát triển sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất. Đến nay, toàn huyện có 36 tổ hợp tác, 40 HTX đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động thường xuyên, với mức thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đời sống tinh thần không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn từng bước được cải thiện. Đến nay, số tiêu chí NTM bình quân của huyện đạt 17,4% tiêu chí/xã; có 6/10 xã đạt chuẩn NTM. Toàn huyện đã xây dựng được 16 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 134 vườn mẫu và 12 sản phẩm OCOP (3 sản phẩm 4 sao, 9 sản phẩm 3 sao).

Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Giai đoạn 2021 - 2025, phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống cho nông dân tiếp tục được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, cần được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Để tiếp tục tăng tốc, hoàn thành các tiêu chí NTM đúng lộ trình, trong năm 2022, huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và trình UBND tỉnh chuẩn hoá 5 sản phẩm OCOP. Phấn đấu có thêm 4 xã NTM, 2 xã NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu, xây dựng 12 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Để đạt được những mục tiêu trên, huyện tập trung hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí NTM, tạo cơ hội để người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.


Thu Hằng


Các tin khác


Cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo đạt trên 66 tỷ đồng

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/ QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó có nội dung thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi đối với hộ DTTS nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn, do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai.

Algeria mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam

Trong 2 ngày 26 và 27/9, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Cục Xúc tiến Ngoại thương Algeria (AlGEX) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Algeria 2022.

Giám sát thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Cao Phong, Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 26/9, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ) để giao đất có thu tiền SDĐ hoặc cho thuê đất, đấu giá tài sản công (TSC) giai đoạn 2020 - 2022 trên địa bàn huyện Cao Phong.

Tổng kết mô hình “Vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học”

(HBĐT) - Sáng 26/9, tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình "Vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học năm 2022”.

Thưởng thức đặc sản cam Cao Phong

(HBĐT) - Mẫu mã đẹp, thơm mát, nhiều nước, từ rất lâu cam Cao Phong đã được người tiêu dùng biết đến như một đặc sản của đất Mường Hòa Bình nhờ những đặc tính chất lượng vượt trội so với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đặc biệt, mới đây cam Cao Phong là 1 trong 5 món ăn, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được lọt vào Top các sản phẩm, món ăn đặc sản quà tặng của Việt Nam (2021 - 2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố trong hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.

Lực đẩy cho vùng động lực

(HBĐT) - Ngày 3/10/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. VĐL của tỉnh bao gồm TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và phía Bắc huyện Lạc Thủy. Đây là vùng đô thị - công nghiệp, động lực phát triển KT-XH của tỉnh, tập trung đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, làm đầu tàu kéo các vùng lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục