Bộ Công Thương vừa có văn bản số 5923/BCT-ĐTĐL gửi các bộ ngành, địa phương lấy ý kiến các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá biểu giá bán lẻ điện mới. Đối với giá điện sinh hoạt, đề án thay đổi theo hướng rút gọn từ 6 bậc còn 5 bậc. Bậc 1 từ 100 kWh còn bậc 5 từ 701 kWh trở lên.


Các công nhân EVNHANOI kiểm tra mối nối cấp điện trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: TTXVN phát

Những thay đổi quan trọng

Tại Đề án này, đối với biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, đề án phân tích các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện gồm 1 bậc (giá sinh hoạt động giá), 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc.

Theo phân tích của đơn vị tư vấn tại Đề án, phương án đồng giá (1 bậc) không áp dụng được trên thực tế nhìn vào các mục tiêu định giá, chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.

Các phương án điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện cho mục đích sinh hoạt (3, 4, 5 bậc) đều có các hộ sử dụng điện thấp hoặc trung bình dưới 300 kWh tăng giá điện (số lượng các hộ này chiếm trên 85% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Các hộ sử dụng điện từ 300 kWh đến dưới 1.000 kWh được giảm giá điện; các hộ dùng điện trên 1.000 kWh tăng giá điện.

Như vậy, cả 3 phương án điều chỉnh sẽ có tác động tăng giá ở các mức độ khác nhau cho hơn 85% tổng số hộ sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt.

Sau khi phân tích ưu nhược của các phương án biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, đơn vị tư vấn đề xuất áp dụng phương án 5 bậc.

Cụ thể: Bậc 1 từ 0-100 kWh đầu tiên, giá điện mới là 1.753 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 1.678-1.734 đồng/kWh). Bậc 2 từ 101-200 kWh, giá điện mới đề xuất là 2.014 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.014 đồng/kWh ). Bậc 3 từ 201-400 kWh, giá điện mới đề xuất là 2.424 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.536-2.834 đồng/kWh). Bậc 4 từ 401-700 kWh, giá điện mới đề xuất là 2.871 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh). Bậc 5 từ 701 kWh trở lên, giá điện mới đề xuất là 3.076 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh)

Phương án này giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh. Đồng thời, giữ nguyên giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh. Giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Ưu điểm của phương án rút từ 6 bậc còn 5 bậc, theo đánh giá của đơn vị tư vấn, là đơn giản, ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của các bậc cao hơn nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện.

Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao tư 711 KWh/tháng trở lên phải trả tăng thêm.

Đề xuất 2 phương án 

Trên cơ sở ý kiến của đơn vị tư vấn, Bộ Công Thương đánh giá đề án được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận về tính giá điện phản ánh chi phí, phương pháp phân bổ chi phí đến từng nhóm khách hàng sử dụng điện nên đã dần xóa được việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện...

Bộ thống nhất với kiến nghị của đơn vị tư vấn tại đề án là không xem xét Phương án giá sinh hoạt đồng giá trong các phân tích lựa chọn biểu giá bán lẻ điện. 

Trên cơ sở phân tích ý kiến của tư vấn, Bộ Công Thương đề xuất phương án biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc và 4 bậc. 

Phương án 1: Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc như theo đề xuất của EVN và Tư vấn tại Công văn số 404/EVN-TCKT nhưng có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân. Cụ thể: Bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên. Bậc 2 từ 101-200 kWh; Bậc 3 từ 201-400 kWh. Bậc 4 từ 401-700 kWh. Bậc 5 từ 701 kWh trở lên

Trên cơ sở thiết kế các bậc nêu trên, giá điện cho từng bậc được Bộ Công Thương thiết kế lại. Theo đó, Bộ muốn giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh. 

Giữ nguyên giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và từ 201-300 kWh. Giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Ưu điểm của phương án này, theo Bộ Công Thương là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc giá điện. Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm. 

Phương án 2: Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc theo đề xuất của EVN và Tư vấn. Cụ thể: Bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên. Bậc 2 từ 101-300 kWh. Bậc 4 từ 301-700 kWh. Bậc 5 từ 701 kWh trở lên

Theo đó, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ), ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi. Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 100-200 kWh; 301-400 kWh và trên 700kWh. Giá điện cho các bậc từ 101-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp. 

Ưu điểm của phương án này, theo Bộ Công Thương, là đơn giản trong áp dụng, tạo điều kiện cho đơn vị điện lực trong việc quản lý, tính toán hóa đơn tiền điện, phù hợp với xu thế cải tiến cơ cấu biểu giá điện cho sinh hoạt tại một số nước trong khu vực.

Việc phân chia giảm bớt 1 bậc so với Phương án 5 bậc nêu trên sẽ làm giảm bớt một phần tác động tăng tiền điện trong các tháng chuyển mùa với phần lớn các hộ sử dụng điện nằm trong dải sử dụng từ 100-300 kWh. 

Phân tích nhược điểm so với phương án 5 bậc nêu trên, Bộ Công Thương cho rằng, phương án 4 bậc sẽ làm tăng tiền điện phải trả đối với các hộ có mức sử dụng từ 119-232 kWh/tháng và các hộ có mức sử dụng trên 806 kWh/tháng. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ thì tác động tăng tiền điện đối với các hộ có mức sử dụng từ 119-232 kWh/tháng là không lớn với mức tiền điện tăng thêm chỉ tối đa chỉ 12.100 đồng/tháng/hộ, tương ứng mức tăng tiền điện là 3,25%.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cho rằng phương án 4 bậc sẽ có tác dụng thấp hơn trong việc khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả so với phương án 5 bậc.


Theo TTXVN

Các tin khác


Lo ngại lãi suất tiết kiệm gia tăng áp lực với lãi suất cho vay

Ngay sau động thái tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hàng loạt các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng lãi suất huy động. Các chuyên gia tài chính lo ngại điều này sẽ làm gia tăng áp lực đến lãi suất cho vay khi room tín dụng vẫn đang hạn hẹp.

Chiết khấu thấp, nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa

Gần đây, hàng loạt cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước treo biển tạm nghỉ, dừng bán hàng với lý do đứt gãy nguồn cung, khó khăn về tài chính. Điều này gây hoang mang dư luận, làm xáo trộn thị trường, đòi hỏi các lực lượng chức năng khẩn trương vào cuộc tìm hiểu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ nhằm ổn định thị trường.

Huyện Kim Bôi: Hội thảo giống lúa Thiên Ưu 8, vụ mùa năm 2022

(HBĐT) - Ngày 4/10, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kim Bôi phối hợp Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, Chi nhánh Ba Vì tổ chức hội thảo giống lúa Thiên ưu 8.

Đầu vụ, người dân phấn khởi vì mía tím được giá

(HBĐT) - Tại vùng trồng mía của xã Mỹ Hòa (Tân Lạc), nhiều vườn mía đã được tư thương cọc tiền, đặt mua với giá 9 - 10 nghìn đồng/cây. Đây là mức cao so với giá bán mía trong những năm trở lại đây. Một tín hiệu đáng mừng cho người trồng mía trên địa bàn tỉnh.

Tổng thu nhập từ rừng ước đạt trên 644 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, trong 9 tháng năm 2022, toàn tỉnh trồng được 799,99 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại; 5.845 ha rừng trồng tập trung, đạt 102,2% kế hoạch năm.


Đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành luôn chủ động đảm bảo đủ an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm thường tăng cao từ 10-15% vào cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục