(HBĐT) - Chiều 18/10, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương (BCĐ T.Ư) các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025 chủ trì cuộc họp phiên thứ 2, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình MTQG 9 tháng, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban thường trực BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh.


Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Để triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đã giao trên 92 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách T.Ư giai đoạn 2021 - 2025; giao trên 34 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn ngân sách T.Ư năm 2022 cho các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương. 

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, tính đến nay, cả nước đã có trên 5.854 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 12 xã so với tháng 8/2022, trong đó có 925 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 110 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, chiếm khoảng 39,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước.

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025, ước tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 1 – 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.

Đối với Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các bộ, ban, ngành T.Ư, các địa phương đang tham mưu khẩn trương hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nguồn lực để phục vụ triển khai thực hiện chương trình.

Tại tỉnh Hoà Bình, thực hiện các Chương trình MTQG, đến nay, toàn tỉnh có 65/129 xã hoàn thành xây dựng NTM, chiếm 50,4% tổng số xã. Trong đó có 20 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu, 60 khu dân cư kiểu mẫu; 3 huyện, thành phố hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng NTM. 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Việc triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG giai đoạn 2021 -2025 có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của các địa phương. Do đó, thời gian tới, các bộ, ngành T.Ư, các địa phương cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai có hiệu quả 3 chương trình này, đảm bảo mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư của năm 2022. Đồng chí giao các bộ, ngành T.Ư khẩn trương hoàn thiện toàn bộ các văn bản pháp lý liên quan, ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể, tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời, rà soát kiến nghị của các tỉnh, thành phố, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hiệu quả, tiến độ triển khai các chương trình.

P.V


Các tin khác


Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La

(HBĐT) - Tháng 3/2022, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường liên kết vùng (ĐLKV) Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) với tổng mức đầu tư 4.120 tỷ đồng. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đầu tư đoạn tuyến từ Kim Bôi kết nối với trục cao tốc quy hoạch Hòa Lạc - Hòa Bình tại TP Hòa Bình với tổng chiều dài 32 km, tiêu chuẩn đường cấp III - đồng bằng với diện tích chiều rộng nền đường 12m. Hiện, UBND huyện Kim Bôi đang gấp rút chỉ đạo triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án.

Đưa vốn chảy vào đổi mới sáng tạo

Trong hệ sinh thái startup (khởi nghiệp) Việt, hiện có bốn kỳ lân và số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đã gia tăng từ con số 400 năm 2012 lên 4.000 doanh nghiệp vào năm 2021. Tuy nhiên, khung pháp lý cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn.

Tri ân khách hàng và kỷ niệm 5 năm thành lập HDC Group

(HBĐT) - Ngày 16/10, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ phát triển cộng đồng Hòa Bình - HDC Group tổ chức tri ân khách hàng và kỷ niệm 5 năm ngày thành lập. 

Hơn 150 tỷ đồng cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

(HBĐT) - Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, trong 9 tháng qua, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) là một trong những chương trình tín dụng có doanh số cho vay đạt cao nhất, với 150,5 tỷ đồng, cho trên 7.800 hộ vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ của chương trình tín dụng này đạt trên 619 tỷ đồng, cao thứ 4 trong số các chương trình mà Chi nhánh NHCSXH tỉnh đang triển khai thực hiện.

Trên 65.570 hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phát động đến 100% xã, phường, thị trấn và vận động hội viên đăng ký tham gia. Đến cuối tháng 9/2022, toàn tỉnh có trên 65.570 hộ đăng ký danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. v.đ

Xây dựng vùng nguyên liệu mía bền vững phục vụ chế biến, xuất khẩu

(HBĐT) - Tại tỉnh ta, mía là một trong những cây trồng được chú trọng đầu tư phát triển. Không chỉ là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, mía còn được biết đến là cây nông sản nổi tiếng của tỉnh. Những năm qua, cùng với cam, bưởi, cây mía đã giúp nhiều hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, tạo thu nhập ổn định. Để nâng tầm giá trị của loại nông sản này, ngành NN&PTNT tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị, cơ quan chuyên môn triển khai nhiều giải pháp; trước mắt hình thành vùng nguyên liệu mía tươi bền vững cung cấp, đáp ứng đủ sản lượng phục vụ cho hoạt động chế biến, xuất khẩu của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục