Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện gửi các đơn vị trực thuộc và Sở Giao thông Vận tải các địa phương ven biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về ứng phó cơn bão số 6 (NESAT) trên Biển Đông.
Tàu thuyền của ngư dân neo đậu trú bão tại cảng cá Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh tư liệu: Nguyên Linh/TTXVN
Theo đó, để chủ động đối phó với bão số 6 trên Biển Đông, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải VN chỉ đạo hệ thống Đài thông tin duyên hải theo dõi, cập nhật, xử lý ngay thông tin và thông báo kịp thời vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của báo số 6 để các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm.
"Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cảng vụ trực thuộc nắm chắc số lượng tàu thuyền, phương tiện vận tải thủy đang neo đậu tại vùng neo đậu, các cửa sông, cửa biển, vùng nước quanh các đảo, luồng lạch và hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn.
Ở những nơi neo đậu không đảm bảo an toàn, kiên quyết yêu cầu thuyền trưởng, chủ phương tiện di chuyển đến nơi an toàn.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo các chi Cục và các cảng vụ trực thuộc hướng dẫn tàu thuyền, phương tiện vận tải thủy vào khu neo đậu an toàn trong luồng lạch, vùng thủy nội địa. Chỉ đạo các đơn vị được giao 2 nhiệm vụ quản lý, bảo trì luồng, tuyến kịp thời thu hồi phao tiêu, báo hiệu khi có bão, lũ về", Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
Giao nhiệm vụ cho Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đơn vị này phải chỉ đạo các Khu quản lý đường bộ: I, II, III, IV chuẩn bị vật tư dự phòng, sẵn sàng ứng cứu, đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ và quốc lộ ủy thác; Sẵn sàng phối hợp với các đơn vị ngành đường sắt trong việc tăng bo, chuyển tải hành khách khi cần.
Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị vận tải hàng không theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão để có phương án điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp.
"Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: Cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt", công điện nêu.
Đối với Sở Giao thông Vận tải các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khắc phục sự cố do mưa, lũ gây ra, tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông khắc phục hậu quả bước 1 trên các quốc lộ ủy thác và đường địa phương, phối hợp điều hành việc vận tải, tăng bo hành khách và hàng hóa khi hệ thống đường sắt bị gián đoạn.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phát động đến 100% xã, phường, thị trấn và vận động hội viên đăng ký tham gia. Đến cuối tháng 9/2022, toàn tỉnh có trên 65.570 hộ đăng ký danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
v.đ
(HBĐT) - Tại tỉnh ta, mía là một trong những cây trồng được chú trọng đầu tư phát triển. Không chỉ là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, mía còn được biết đến là cây nông sản nổi tiếng của tỉnh. Những năm qua, cùng với cam, bưởi, cây mía đã giúp nhiều hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, tạo thu nhập ổn định. Để nâng tầm giá trị của loại nông sản này, ngành NN&PTNT tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị, cơ quan chuyên môn triển khai nhiều giải pháp; trước mắt hình thành vùng nguyên liệu mía tươi bền vững cung cấp, đáp ứng đủ sản lượng phục vụ cho hoạt động chế biến, xuất khẩu của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Phát triển các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) để thu hút đầu tư sẽ góp phần tích cực giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh và phát triển KT-XH của tỉnh. Chính vì vậy, vấn đề này được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo với chủ trương phát triển các K,CCN phải đặt trong tổng thể định hướng phát triển KT – XH của tỉnh, có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả phát triển KT – XH và môi trường là mục tiêu cao nhất. Việc quy hoạch các K,CCN dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh, của vùng, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và kết cấu hạ tầng thuận lợi. Tỉnh đang nỗ lực thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là: Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất các K,CCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.
(HBĐT) - Cuối ngày 7/10 vừa qua, do nhận được những tin đồn tiêu cực, nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng (NH) TMCP Sài Gòn - SCB có đông người tới. Một số khách hàng đến rút tiền, số khác đến thăm dò thông tin do tâm lý lo ngại về sự an toàn khoản tiền gửi của mình... Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, tâm lý người dân, nhất là những người đang gửi tiết kiệm tại các NH, tổ chức tín dụng (TCTD) không bị ảnh hưởng bởi vụ việc trên.
(HBĐT)-Ngày 14/10, tại TP Hoà Bình, Ủy ban Pháp luật, Văn phòng Quốc hội và Tổ chức Hanns Seidel tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với một số luật có liên quan”. Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong nước và nước ngoài, đại diện các bộ, ngành, nhà quản lý, hiệp hội và công ty liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, xây dựng… Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành dự hội thảo.
Thời gian qua, nhiều dự án thủy điện nhỏ và vừa đã được xây dựng trên hệ thống thượng nguồn sông ở các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, rừng bị tàn phá, lũ lụt, sạt lở có xu hướng xảy ra nhiều hơn..., vấn đề lợi-hại của thủy điện vừa và nhỏ từ công tác quy hoạch đến xây dựng cần được đặt ra một cách nghiêm túc, tránh những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài tác động lớn đến đời sống của người dân.