(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, đầu ra thuận lợi, giá bán cao đã đem lại thu nhập cho người dân, nhất là bà con ở vùng hồ Hòa Bình.


Từ đầu năm đến nay, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, đầu ra thuận lợi. (Ảnh chụp tại xóm Dưng, xã Hiền Lương, Đà Bắc).

Theo Chi cục Thủy sản, hiện nay, diện tích nuôi cá ao, cá ruộng trên toàn tỉnh có 2.700 ha, nuôi cá trên vùng hồ và các thủy vực lớn có 4.980 lồng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng qua ước đạt 7.668 tấn với các loại cá: nheo Mỹ, chiên, lăng, diêu hồng, trắm đen, trắm cỏ, bỗng, tầm, rô phi, chép... Bên cạnh đó, hoạt động khai thác thủy sản chủ yếu diễn ra trên hồ thủy điện Hòa Bình và các sông, suối lớn...

Trong 2 năm (2020 - 2021), nghề nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do xảy ra dịch bệnh, nhất là vào tháng 7/2021, hàng chục tấn cá bị chết khi mực nước hồ Hòa Bình xuống thấp. Việc tiêu thụ sản phẩm của người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Từ cuối năm 2021 đến nay, nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là trên hồ Hòa Bình đã phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh, việc tiêu thụ cá lồng của người dân và doanh nghiệp thuận lợi, không có sản phẩm tồn đọng.

Đà Bắc là một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng, tập trung nhiều tại các xã vùng lòng hồ Hòa Bình như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Đồng Ruộng. Theo lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện khá ổn định. Ước diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện gần 100 ha, với trên 1.900 lồng nuôi cá. Trong 9 tháng qua, sản lượng thủy sản ước đạt 678,77 tấn, trong đó, đánh bắt trên 113 tấn, nuôi trồng hơn 565 tấn. Chủng loại cá bao gồm: trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai, chiên, ngạnh, dầm xanh, nheo, tầm, bỗng. Đặc biệt, việc tiêu thụ thuận lợi đãđem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.

Gia đình ông Xa Văn Mong, xóm Dưng là một trong những hộ có số lượng lồng cá nhiều ở xã Hiền Lương (Đà Bắc). Ông Mong nuôi chung với hai hộ khác trên30 lồng cá. Ông Mong chia sẻ: Hiện, gia đình tôi đang nuôi các loại cá rô phi đơn tính, lăng, trắm đen, trắm trắng. Nếu không xảy ra dịch bệnh, đầu ra thuận lợi và giá bán ổn định như hiện nay thì sau 1 năm, mỗi lồng cá trắm sẽ cho thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng; cá rô phi cho hiệu quả cao hơn, khoảng 40 triệu đồng/lồng/ năm. Gia đình nuôi theo hình thức bán công nghiệp, khi cá còn nhỏ thì cho ăn cám công nghiệp, cá lớn sẽ giảm dần lượng cám và thay bằng các loại thức ăn tự nhiên như cá tép đánh bắt ngoài sông và các loại cỏ, củ quả trồng được.

Theo đồng chí Nguyễn Đăng Giáp, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương, hiện nay, trên địa bàn xã có 395 lồng cá. Trong đó có trên 200 lồng của người dân, còn lại là lồng cá của doanh nghiệp. Với nguồn nước sạch, những năm qua, nghề nuôi cá lồng đã đem lại thu nhập ổn định cho trên 80 hộ dân trong xã. Từ đầu năm đến nay, giá bán khá ổn định, như cá trắm cỏ dao động từ 80 - 100 nghìn đồng/kg (tùy kích cỡ), trắm đen trên 120 nghìn đồng/kg, rô phi loại to khoảng 80 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, vấn đề người nuôi cá còn trăn trở là điều hòa mực nước, bởi có thời điểm nước trên hồ xuống thấp khiến cá chết do thiếu oxy.

Trước những trăn trở của người dân, từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản đã tổ chức quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh thủy sản, cảnh báo sớm và hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho các cơ sở và người nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình.


Viết Đào


Các tin khác


Hội thảo "Chính sách đất đai trong nông nghiệp- đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai năm 2013"

(HBĐT) - Ngày 19/10, tại TP Hoà Bình, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo "Chính sách đất đai trong nông nghiệp - đóng góp ý kiến sửa đổi Luật đất đai năm 2013" lần thứ 3 (vùng Trung du miền núi phía Bắc).

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra công tác di dân vùng sạt lở tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Sáng 19/10, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác di dân vùng sạt lở tại xã Sơn Thuỷ, huyện Mai Châu. 

Huyện Yên Thủy đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022

(HBĐT) - Chiều 17/10, UBND huyện Yên Thủy tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022.

Chợ phiên nông sản an toàn huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022), Hội LHPN huyện Kim Bôi phối hợp Phòng NN&PTNT, Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em tổ chức "Chợ phiên nông sản an toàn huyện Kim Bôi”, kết nối đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, tọa đàm phụ nữ khởi nghiệp.

Mai Hạ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Nhận được sự đồng thuận của người dân, sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tháng 12/2015, xã Mai Hạ (Mai Châu) đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp có chiều sâu, bền vững, hướng tới hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao.

Nông dân huyện Lạc Thủy tăng hiệu quả sản xuất từ dồn điền, đổi thửa

(HBĐT) - Với nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 22/12/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), ước đến hết năm 2022, huyện Lạc Thủy dồn đổi được 654,21 ha. Trong đó, diện tích dồn điền nhưng không đổi thửa 14,61 ha (chiếm 2,61%), diện tích đổi thửa nhưng không dồn điền 27,35 ha (chiếm 4,88%), diện tích DĐĐT 612,25 ha (chiếm 93,58%). Thành công này tạo thuận lợi để nông dân phát triển sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục