(HBĐT) - Mới đây, chợ trung tâm (CTT) huyện Lương Sơn cùng 26 chợ khác trong tỉnh đã được chuyển đổi mô hình quản lý (CĐMHQL), tạo động lực đáng kể thúc đẩy đầu tư nâng cấp, cải tạo các chợ ngày một khang trang, sạch sẽ, nề nếp, văn minh.


Hoạt động thương mại tại chợ trung tâm huyện Lương Sơn.

Kết quả khả quan

Ngày 13/6, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 1232/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu "Gói thầu CĐMHQL, kinh doanh, khai thác CTT huyện Lương Sơn” trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu quản lý, kinh doanh khai thác CTT huyện Lương Sơn thuộc dự án "Khu dân cư thương mại và CTT huyện Lương Sơn”.

UBND huyện đã có thông báo công khai Công ty CP chợ Tây Bắc - nhà thầu trúng thầu và cũng là đơn vị tiếp nhận, quản lý, kinh doanh khai thác CTT huyện Lương Sơn với giá trúng thầu gần 21,3 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 50 năm. Trong thông báo, UBND huyện Lương Sơn yêu cầu Công ty CP chợ Tây Bắc triển khai thực hiện theo đúng phương án chuyển đổi được phê duyệt, phổ biến nội dung phương án chuyển đổi đến các hộ tiểu thương trong CTT huyện biết để phối hợp thực hiện.

Theo lãnh đạo UBND huyện Lương Sơn, việc CĐMHQL, kinh doanh, khai thác chợ có mục tiêu chung nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ của Chính phủ, của tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, giữ gìn vệ sinh môi trường, ANTT, văn minh thương mại và đảm bảo nguồn thu NSNN. Việc CĐMHQL chợ cũng giúp từng bước xã hội hóa đầu tư phát triển, xây dựng, quản lý chợ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư kinh doanh, khai thác hiệu quả hệ thống chợ; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều đối tác, khách hàng buôn bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm...

Theo đại diện Công ty CP chợ Tây Bắc, trong thời gian tới, CTT huyện Lương Sơn sẽ được đầu tư khang trang, quản lý bài bản hơn, từ đó giúp thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại trên địa bàn.

Thống kê từ Sở Công Thương cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có 95 chợ. Toàn tỉnh đã CĐMHQL được 27 chợ, như các chợ: Phương Lâm, Nghĩa Phương, Thái Bình (TP Hoà Bình)… cùng một số chợ thuộc trung tâm các huyện. Việc chuyển đổi giúp các nhà thầu, chủ đầu tư chủ động hơn trong điều hành kinh doanh, Nhà nước không phải bỏ kinh phí "nuôi” cả bộ máy quản lý từ ngân sách. Như tại chợ Phương Lâm hiện đang có chủ trương đầu tư trên 30 tỷ đồng để mở rộng mặt bằng kinh doanh, toàn bộ kinh phí đều do doanh nghiệp quản lý chợ thực hiện.

Vẫn còn những khó khăn

Theo đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Quản lý thương mại - Sở Công Thương, nguyên nhân gây khó khăn trong CĐMHQL, kinh doanh, khai thác chợ hiện nay là do nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển chợ còn hạn chế, trong khi việc huy động vốn của các nguồn khác còn nhiều bất cập. Hầu hết DN thường quan tâm đến các dự án nơi có lợi thế thương mại, có khả năng thu hồi vốn nhanh và sinh lợi cao, trong khi các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu đầu tư lớn mà không kêu gọi được DN, HTX đầu tư do đa số là chợ quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư, có khi cả tuần hoạt động một ngày, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, chưa có chính sách hỗ trợ trong CĐMHQL chợ nên chưa thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển chợ.

Thực tế, việc CĐMHQL chợ tại vùng sâu, vùng xa mang hiệu quả xã hội lớn nên rất cần sự hỗ trợ nguồn lực tài chính từ ngân sách để dần thay đổi diện mạo thương mại và rút ngắn khoảng cách với các chợ vùng trung tâm. Ngoài ra, tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm về cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, hỗ trợ DN, HTX, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng chợ là rất cần thiết… Qua đó giúp công tác chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác, quản lý chợ trên địa bàn tỉnh tốt hơn trong thời gian tới.

Chiến lược lâu dài

Với mục tiêu phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, kết hợp yếu tố truyền thống, đảm bảo đồng bộ cơ sở hạ tầng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu giao thương hàng hóa, phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, ngày 2/7/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND quy định về quy trình CĐMHQL, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, định hướng các chợ thực hiện phương thức thu hút nhà đầu tư mua lại tài sản trên đất, đầu tư xây dựng mới trên nền chợ cũ và các chợ được xây dựng tại các vị trí quy hoạch mới bằng nguồn vốn huy động của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước… Quá trình CĐMHQL chợ phải công khai, minh bạch, theo kế hoạch được duyệt nhằm đảm bảo ổn định xã hội và phù hợp với trình độ phát triển KT-XH tại địa phương; bảo đảm các chế độ, quyền lợi của người lao động thuộc Ban quản lý chợ và các hộ kinh doanh tại chợ.

Việc CĐMHQL chợ phải được tiến hành từng bước, đảm bảo lợi ích của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh tại chợ và phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân; đáp ứng các yêu cầu quản lý của Nhà nước và hiệu quả KT-XH của các chợ sau chuyển đổi; được tiểu thương đồng tình ủng hộ và chấp hành. DN, HTX trúng thầu hoặc được giao quản lý, kinh doanh, khai thác chợ thực hiện khai thác, kinh doanh hạ tầng chợ theo đúng phương án CĐMHQL chợ được phê duyệt

Cũng theo đồng chí Trần Trung Hiếu, để việc CĐMHQL được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, ngoài yếu tố chỉ đạo, điều hành của tỉnh thì công tác triển khai chuyển đổi phải đảm bảo công khai, minh bạch; tiểu thương và người dân tham gia kinh doanh tại chợ phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm đưa hoạt động kinh doanh tại các chợ vào nề nếp, văn minh, thật sự là nơi giao lưu, mua bán hàng hóa đúng chức năng của một thiết chế thương mại vốn có.

 

Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Yên Thủy đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022

(HBĐT) - Chiều 17/10, UBND huyện Yên Thủy tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022.

Chợ phiên nông sản an toàn huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022), Hội LHPN huyện Kim Bôi phối hợp Phòng NN&PTNT, Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em tổ chức "Chợ phiên nông sản an toàn huyện Kim Bôi”, kết nối đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, tọa đàm phụ nữ khởi nghiệp.

Mai Hạ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Nhận được sự đồng thuận của người dân, sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tháng 12/2015, xã Mai Hạ (Mai Châu) đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp có chiều sâu, bền vững, hướng tới hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao.

Nông dân huyện Lạc Thủy tăng hiệu quả sản xuất từ dồn điền, đổi thửa

(HBĐT) - Với nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 22/12/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), ước đến hết năm 2022, huyện Lạc Thủy dồn đổi được 654,21 ha. Trong đó, diện tích dồn điền nhưng không đổi thửa 14,61 ha (chiếm 2,61%), diện tích đổi thửa nhưng không dồn điền 27,35 ha (chiếm 4,88%), diện tích DĐĐT 612,25 ha (chiếm 93,58%). Thành công này tạo thuận lợi để nông dân phát triển sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác.

Công bố thời gian bán vé tàu Tết Quý Mão 2023

Đúng 8h ngày 25/10 tới, ngành đường sắt sẽ tổ chức bán vé tàu Tết Quý Mão 2023 với ưu đãi giảm 5 - 10% giá vé trong 10 ngày đầu tiên mở bán.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

(HBĐT) - Chiều 18/10, Ban Chỉ đạo đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (K, CCN) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2022; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng các K, CCN.  Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục