(HBĐT) - Trong 3 năm qua, UBND huyện Lương Sơn đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) 112.816 m2, thu về hơn 609,7 tỷ đồng, chênh lệch hơn 12 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Qua đấu giá QSDĐ đã huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế địa phương.


Cán bộ UBND xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) rà soát công tác giải phóng mặt bằng dự án đấu giá đất trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND huyện Lương Sơn, từ năm 2020 đến nay, UBND huyện đã đấu giá đất 7 dự án với giá khởi điểm hơn 597 tỷ đồng, giá trúng thầu hơn 609,7 tỷ đồng, tỷ lệ chênh lệch đạt 34%. Trong đó có nhiều dự án tỷ lệ chênh lệch cao như: dự án đấu giá nhà ở tại xóm Mỏ và tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn có diện tích 13.156,9 m2, giá khởi điểm 77,6 tỷ đồng, giá trúng thầu hơn 82,4 tỷ đồng, chênh lệch hơn 4,8 tỷ đồng. Dự án đấu giá nhà ở tại xóm Cời, xã Tân Vinh, diện tích 39.565,2 m2, giá khởi điểm hơn 304,4 tỷ đồng, giá trúng thầu hơn 308,5 tỷ đồng, thu về hơn 4 tỷ đồng. Huyện cũng thực hiện tốt việc đấu giá cơ sở nhà đất theo Nghị định số 167/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, trong 3 năm, UBND huyện đã đấu giá 6 cơ sở nhà đất với diện tích 10.213,9 m2, giá khởi điểm hơn 46,9 tỷ đồng, giá trúng thầu hơn 48 tỷ đồng, lãi hơn 1,1 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Để thực hiện tốt công tác đấu giá QSDĐ, UBND huyện đã rà soát điều chỉnh quy hoạch SDĐ huyện Lương Sơn thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch SDĐ năm 2022. Lập kế hoạch SDĐ năm 2023; phê duyệt và công bố công khai 7 đồ án quy hoạch chi tiết các dự án có thu hồi đất. Đặc biệt, huyện đã làm tốt công tác lập, phê duyệt phương án quyết định đấu giá đất và xác định, phê duyệt giá khởi điểm. Cùng với đó, huyện lựa chọn tổ chức đấu giá, ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc đấu giá QSDĐ và thông báo công khai, giám sát thực hiện cuộc đấu giá SDĐ, đấu giá tài sản gắn liền với đất theo quy định.

Theo báo cáo của UBND huyện Lương Sơn, 9 tháng qua, huyện thu ngân sách thực hiện đạt khoảng hơn 500 tỷ đồng, đạt 72,8% dự toán tỉnh giao, đạt 36,15% dự toán huyện giao. Trong đó, thu tiền sử dụng đất đạt 351,1 tỷ đồng, đạt 50,85% dự toán tỉnh giao và đạt 21,2% dự toán huyện giao, là một trong những địa phương đạt tỷ lệ thu cao trong tỉnh. Qua đấu giá quyền sử dụng đất đã góp phần tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo vốn để huyện đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng.

Tuy nhiên, công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là các quy trình thủ tục liên quan đến đấu giá. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Hoàng Văn Huấn, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lương Sơn cho biết: Công tác đấu giá QSDĐ phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục, trong đó có nhiều thủ tục thuộc thẩm quyền chung của UBND tỉnh, các sở, ngành nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện. Đặc biệt, huyện Lương Sơn là địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, vì vậy giá đền bù GPMB giữa huyện và các huyện giáp ranh với Hà Nội có chênh lệch rất lớn, tạo sự so sánh của người dân khi bị thu hồi đất. Đây cũng là nguyên nhân chính gây cản trở công tác kê khai, kiểm đếm trong quá trình bồi thường GPMB.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, theo đồng chí Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn, UBND tỉnh cần sớm ban hành sổ tay đấu giá QSDĐ, đưa các TTHC liên quan đến đấu giá QSDĐ vào bộ TTHC để có căn cứ kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời ban hành cơ chế giám sát các sở, ngành về việc thực hiện các TTHC liên quan đến đấu giá QSDĐ. Có giải pháp lựa chọn các đơn vị tư vấn chất lượng chuyên môn cao về quy hoạch, tư vấn giá đất, tư vấn đo đạc... nhằm thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá QSDĐ đảm bảo tiến độ và đạt chất lượng chuyên môn cao.


Đinh Hòa


Các tin khác


Thúc đẩy chuyển đổi mô hình quản lý chợ - nhìn từ chợ trung tâm huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Mới đây, chợ trung tâm (CTT) huyện Lương Sơn cùng 26 chợ khác trong tỉnh đã được chuyển đổi mô hình quản lý (CĐMHQL), tạo động lực đáng kể thúc đẩy đầu tư nâng cấp, cải tạo các chợ ngày một khang trang, sạch sẽ, nề nếp, văn minh.

Xây dựng tuyến phố ban đêm ven sông Đà

(HBĐT) - TP Hoà Bình sở hữu tuyến sông Đà thơ mộng kéo dài từ hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình xuống đến Thịnh Minh, cảnh quan thiên nhiên hữu tình với nhiều xóm, bản, bãi bồi, con nước trải dài, có những cơ hội rất lớn để xây dựng trục cảnh quan, kiến trúc ven sông.

Lạm phát ở Eurozone lên mức cao kỷ lục gần 10%

Lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục gia tăng và theo đánh giá sơ bộ của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), mức lạm phát tháng 9 trong khu vực lên tới xấp xỉ 10%, mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro chính thức ra đời.

Hội thảo "Chính sách đất đai trong nông nghiệp- đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai năm 2013"

(HBĐT) - Ngày 19/10, tại TP Hoà Bình, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo "Chính sách đất đai trong nông nghiệp - đóng góp ý kiến sửa đổi Luật đất đai năm 2013" lần thứ 3 (vùng Trung du miền núi phía Bắc).

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra công tác di dân vùng sạt lở tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Sáng 19/10, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác di dân vùng sạt lở tại xã Sơn Thuỷ, huyện Mai Châu. 

Huyện Yên Thủy đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022

(HBĐT) - Chiều 17/10, UBND huyện Yên Thủy tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục