(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Châu lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định xây dựng huyện Mai Châu thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, là điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện và an toàn. Nhằm hiện thực hoá nghị quyết, UBND huyện đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng quy hoạch, phát triển hạ tầng KT-XH cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị. Trọng tâm là tranh thủ, huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng, phát triển hạ tầng giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch. 




Hiện nay, 15/15 xã của huyện Mai Châu đã hoàn thành tiêu chí về đường giao thông nông thôn.

Theo báo cáo của UBND huyện Mai Châu, đến thời điểm này, huyện có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã dự kiến công nhận vào cuối năm 2022; 7 xã còn lại đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Xác định phát triển hạ tầng giao thông là yếu tố nền tảng quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, UBND huyện đã chỉ đạo huy động tối đa các nguồn lực tập trung xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hạ tầng giao thông. Từ đầu năm đến nay, huyện đã huy động tổng số vốn hơn 184 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.Ư hơn 16 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 168 tỷ đồng. Trong 9 tháng đã thực hiện hơn 14 tỷ đồng, riêng đầu tư lĩnh vực giao thông hơn 11 tỷ đồng. Đến nay, 15/15 xã có đường ô tô đến trung tâm xã; đường trục xóm được cứng hoá, giải cấp phối đạt trên 83%; đường ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa đạt trên 69%; đường nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hoá thuận tiện quanh năm đạt trên 40%. Có 9 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông gồm: Tòng Đậu, Chiềng Châu, Mai Hạ, Vạn Mai, Mai Hịch, Xăm Khoè, Bao La, Pà Cò và Hang Kia. 
Đồng chí Trần Mạnh Tân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn chế trong khi nhu cầu nguồn lực để thực hiện chương trình lớn. Nông thôn của huyện tập trung chủ yếu ở vùng địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung, suất đầu tư cao nên khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, huyện đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án để tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Bằng nhiều chương trình, nguồn vốn, các tiêu chí về hạ tầng nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa… từng bước được đầu tư. Trong xây dựng nông thôn mới, huyện có 15/15 xã đã đạt các tiêu chí về thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 14/15 xã đạt tiêu chí về y tế; 8/15 xã đạt tiêu chí về trờng học và 9/15 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa. Khó khăn hiện nay trong thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa là sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xóm, xã, nhiều khu dân cư sáp nhập tăng số hộ, số khẩu nên nhà văn hóa xóm không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhiều nhà văn hóa đã được đầu tư xây dựng khá lâu vừa xuống cấp vừa không đảm bảo diện tích. Hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa của huyện mới đạt 60%.

Đồng chí Trần Mạnh Tân cho biết thêm: Huyện xác định tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách về thu hút, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai có hiệu quả chính sách đặc thù của huyện. Ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động về kinh tế nông thôn để tăng thu nhập cho người dân một cách bền vững.

Đinh Hòa

Các tin khác


Nâng cao giá trị thương phẩm cho các sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Hiện tại, huyện Cao Phong có 9 sản phẩm OCOP. Trong đó, 5 sản phẩm còn hiệu lực là: Cam quà tặng cao cấp 3T farm của HTX 3T nông sản Cao Phong (đạt 4 sao), trà chanh đào mật ong của HTX Hà Phong (3 sao), rượu cam của HTX Hà Phong (3 sao), hạt dổi Thạch Yên của hộ ông Bùi Văn Tiến, xóm Ngái, xã Thạch Yên (3 sao), mây tre đan Tây Phong của tổ hợp tác mây tre đan xã Tây Phong (3 sao). 4 sản phẩm đã hết hiệu lực là sản phẩm cam quả, mứt cam, nước cốt cam, nước cam tươi lên men của HTX Hà Phong, HTX đang làm hồ sơ để đề nghị công nhận lại. Bám sát định hướng chung, toàn huyện tiếp tục tập trung các chương trình phát triển sản xuất gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó, chú trọng nâng cao giá trị thương phẩm cho các sản phẩm OCOP.

Tìm hướng phát triển đột phá vùng đồng bằng sông Hồng

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, kinh tế-xã hội toàn vùng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực; khẳng định vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển của vùng còn hạn chế; bên cạnh đó có nhiều vấn đề phát sinh trong bối cảnh mới, cần những giải pháp mới, phù hợp thực tiễn phát triển.

Hội Nông dân xã Ngọc Lương - cầu nối với nguồn vốn chính sách

(HBĐT) - Nhờ phát huy tốt vai trò cầu nối, nhận ủy thác vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Hội Nông dân (HND) xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã góp phần giúp đời sống kinh tế của hội viên nông dân (HVND) ngày càng nâng lên. Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ HVND sử dụng hiệu quả, từng bước giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Tháo gỡ khó khăn triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP

(HBĐT) - Theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) được hỗ trợ 2%/năm lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Tổng quy mô nguồn vốn hỗ trợ 40.000 tỷ đồng, trong đó, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất đáp ứng các điều kiện vay vốn thông thường, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân từ ngày 1/1/2022 - 31/12/2023, sử dụng vốn đúng mục đích, chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước (NSNN) theo các chính sách khác.

Triển khai hệ thống quản lý hóa đơn điện tử

(HBĐT) - Tổng cục Thuế đã ban hành Thông báo số 464/TB-TCT ngày 28/9/2022 về Kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định tại Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Ban Kinh tế - Ngân sách giám sát thực hiện kế hoạch đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

(HBĐT) - Sáng 24/10, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS), HĐND tỉnh giám sát tại Sở KH&ĐT về thực hiện Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2022 tỉnh (NQ 61). Tham dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục