(HBĐT) - Sáng 27/10, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, xây dựng liên kết ngành hàng lợn bản địa. Tham dự hội nghị có đại diện Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam; một số HTX kinh doanh sản phẩm lợn đen trên địa bàn thành phố Hà Nội và 10 HTX sản xuất sản phẩm lợn bản địa của tỉnh Hòa Bình.
Toàn cảnh hội nghị.
Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, toàn tỉnh có 14 HTX chăn nuôi sản phẩm lợn bản địa với quy mô 4.500 con/năm. Dự kiến năm 2023, quy mô 5.500 - 6.000 con.
Tại hội nghị, đại diện Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam và một số HTX chuyên tiêu thụ lợn bản địa đã đưa ra những yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm lợn bản địa. Các HTX chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn tỉnh chia sẻ thông tin về quy mô sản xuất, sản lượng, các chứng nhận sản phẩm, thị trường tiêu thụ; kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thị trường. Đồng thời, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong phát triển sản phẩm lợn bản địa tại địa phương như: Nguồn vốn, con giống, quy trình sản xuất an toàn, quy mô còn manh mún chưa mang tính chất hàng hóa; chưa xây dựng được chuỗi liên kết...
Các HTX chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn tỉnh đã thống nhất thành lập Liên hiệp HTX lợn bản địa Hòa Bình để tạo thành chuỗi liên kết phát triển bền vững mô hình chăn nuôi lợn bản địa. Liên hiệp HTX lợn bản địa Hòa Bình sẽ liên kết với Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam để mở rộng, xây dựng thị trường và bảo vệ thị trường…
Thu Thủy
Trong bối cảnh đồng USD đang tăng giá mạnh trên thị trường thế giới, tạo nhiều áp lực đến tỷ giá trong nước, không chỉ cơ quan điều hành mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải xoay xở tìm cách hóa giải sức ép này. Trong vòng một tháng qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất điều hành lần thứ hai, trước đó là chủ động nới biên độ tỷ giá giao ngay, nhằm tạo sự linh hoạt hơn cho thị trường.
(HBĐT) - Để khuyến khích người dân trên địa bàn lấy hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi mua hàng hóa, dịch vụ, góp phần tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, mua bán hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, bảo vệ quyền lợi cho người mua; khuyến khích người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, đồng thời tăng cường quản lý nguồn thu, tránh thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước, Cục Thuế tỉnh thực hiện chương trình "Hóa đơn may mắn” theo nguyên tắc lựa chọn ngẫu nhiên HĐĐT trên hệ thống HĐĐT tập trung của ngành Thuế.
(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã tích cực phối hợp với các tổ chức, đơn vị thực hiện các hoạt động nhằm góp phần tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất và tài nguyên rừng cho hội viên nông dân (HVND) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
(HBĐT) - Hiện tại, huyện Cao Phong có 9 sản phẩm OCOP. Trong đó, 5 sản phẩm còn hiệu lực là: Cam quà tặng cao cấp 3T farm của HTX 3T nông sản Cao Phong (đạt 4 sao), trà chanh đào mật ong của HTX Hà Phong (3 sao), rượu cam của HTX Hà Phong (3 sao), hạt dổi Thạch Yên của hộ ông Bùi Văn Tiến, xóm Ngái, xã Thạch Yên (3 sao), mây tre đan Tây Phong của tổ hợp tác mây tre đan xã Tây Phong (3 sao). 4 sản phẩm đã hết hiệu lực là sản phẩm cam quả, mứt cam, nước cốt cam, nước cam tươi lên men của HTX Hà Phong, HTX đang làm hồ sơ để đề nghị công nhận lại. Bám sát định hướng chung, toàn huyện tiếp tục tập trung các chương trình phát triển sản xuất gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó, chú trọng nâng cao giá trị thương phẩm cho các sản phẩm OCOP.
Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, kinh tế-xã hội toàn vùng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực; khẳng định vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển của vùng còn hạn chế; bên cạnh đó có nhiều vấn đề phát sinh trong bối cảnh mới, cần những giải pháp mới, phù hợp thực tiễn phát triển.
(HBĐT) - Nhờ phát huy tốt vai trò cầu nối, nhận ủy thác vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Hội Nông dân (HND) xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã góp phần giúp đời sống kinh tế của hội viên nông dân (HVND) ngày càng nâng lên. Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ HVND sử dụng hiệu quả, từng bước giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.