Sau 10 tháng, thu ngân sách nhà nước đã đạt mức hơn 103% dự toán.
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước tháng 10 ước đạt 130.300 tỷ đồng.Lũy kế 10 tháng thu ngân sách ước đạt hơn 1,46 triệu tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán. Thu ngân sách 10 tháng đầu năm 2022 vượt đến 16,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 10 tháng vượt dự toán chủ yếu do nền kinh tế duy trì được đà phục hồi và tăng trưởng khả quan (GDP 9 tháng tăng 8,83%, là mức tăng cao nhất từ năm 2011 đến nay; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất siêu đều tăng…).
Ngoài ra, giá dầu, khí tăng cao đã đem lại nguồn vượt thu khá từ dầu thô. Theo Bộ Tài chính, thu từ dầu thô sau 10 tháng ước đạt 65.500 tỷ đồng, vượt 132,4% dự toán, tăng 95% so cùng kỳ năm 2021.
Cùng với đó là việc cơ quan thuế tăng cường quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn từ hóa đơn điện tử để truy dấu gian lận, rà soát những nguồn thu có tiềm năng nhưng còn thất thu để đưa vào quản lý, quyết liệt quản lý, chống thất thu, khai thác tăng thu từ hoạt động thương mại điện tử, từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, từ khai thác tài nguyên.
Theo Bộ Tài chính, thu nội địa đang có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây (Ảnh minh hoạ)
Dù thu ngân sách vượt dự toán chỉ sau 10 tháng song theo Bộ Tài chính, thu nội địa đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, thu nội địa bình quân 5 tháng đầu năm thu đạt 130.800 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên từ tháng 6 đến nay thu bình quân chỉ đạt gần 100 nghìn tỷ đồng. Trong đó thu tháng 9 chỉ còn 71.200 tỷ đồng; tháng 10 không kể các khoản thu kê khai thu theo quý thì số thu chỉ đạt khoảng 70.000 tỷ đồng.
"Có 62/63 địa phương thực hiện thu nội địa 10 tháng tiến độ đạt trên 85% dự toán; 51/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 12 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ”, Bộ Tài chính thông tin.
Trong chiều ngược lại, luỹ kế 10 tháng chi ngân sách nhà nước ước đạt gần 1,22 triệu tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 297.800 tỷ đồng; chi trả nợ lãi ước đạt gần 78.300 tỷ đồng; chi thường xuyên ước đạt 841.300 tỷ đồng.
Như vậy sau 10 tháng, ngân sách nhà nước bội thu hơn 240.000 tỷ đồng.
Theo VTV.vn
Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển cân bằng thị trường vốn, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, nâng cấp hạ tầng và tăng cường quản lý, giám sát để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Qua 3/4 chặng đường năm 2022, bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước đã thể hiện rõ những nét phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các ngành, lĩnh vực qua nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời có những quyết định mang tính chất lịch sử, bước ngoặt, thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Ðồng USD liên tục tăng giá đang tác động bất lợi đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, đơn hàng từ phía nhà nhập khẩu lại có xu hướng giảm do tác động tiêu cực của lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta. Cộng thêm các yếu tố như giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao,… đang "bủa vây” hoạt động của doanh nghiệp vốn chồng chất khó khăn trong những tháng cuối năm 2022 này.
(HBĐT) - Trong 10 tháng năm 2022, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh được đánh giá đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, ngành thuế và tài chính vẫn phải nỗ lực mới đạt kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ thu.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có diện tích núi đá tương đối lớn và nhiều thung lũng, chân núi phù hợp phát triển cây lấy măng (tre gai, tre bát độ, bương, luồng…). Giá trị kinh tế của cây lấy măng đem lại không nhỏ. Ngoài khai thác cây trưởng thành để lấy gỗ nguyên liệu phục vụ xây dựng và gia dụng, việc khai thác măng còn mang lại giá trị cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 10/2022, tổng nguồn vốn các tổ chức tín dụng (TCTD) trên toàn địa bàn đạt 37.920 tỷ đồng, tăng 13% (tương đương 3.461 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, tổng dư nợ đạt 32.250 tỷ đồng, tăng 10%, gồm: dư nợ ngắn hạn chiếm 42%; dư nợ trung, dài hạn chiếm 58%. Nợ xấu nội bảng 190 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ. Cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 16.343 tỷ đồng, chiếm khoảng 51% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 23,6%; các lĩnh vực ưu tiên khác dư nợ đạt thấp: dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 40 tỷ đồng, dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 22 tỷ đồng.