(HBĐT) - Với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành liên quan, trong năm 2022, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đánh trúng, đúng vào các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm mang tính chất điển hình.


Cán bộ Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra cửa hàng kinh doanh đồ điện tử tại thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).

Tháng 3/2022, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT đã phối hợp với Đội 3, Phòng PC05 (Công an tỉnh) kiểm tra Công ty CP thương mại và dịch vụ An Minh Khánh, phường Hữu Nghị (TP Hoà Bình) về kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra đã xử phạt hơn 26 triệu đồng đối với 4 hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn gốc tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, khu vực kho không đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm.

Tháng 7/2022, Đội QLTT số 2 kiểm tra hành chính đối với 1 xe ô tô tải tại TP Hoà Bình, phát hiện hành vi kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tổng giá trị hàng hoá hơn 186 triệu đồng. Cục QLTT đã ra quyết định xử phạt hành chính 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm và thu giữ toàn bộ hàng hoá.

Mới đây, tháng 9/2022, Đội QLTT số 1 kiểm tra định kỳ đối với xưởng sản xuất thực phẩm thuộc Công ty CP thực phẩm sạch HTT Hà Nội, địa chỉ tại xã Hoà Sơn (Lương Sơn). Qua kiểm tra đã phát hiện hành vi vi phạm không có thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Trên đây là 3 vụ việc điển hình trong nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được lực lượng chức năng xử lý từ đầu năm đến nay. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh, trong thời gian qua, hoạt động của các đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ngày càng tinh vi, có tổ chức, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, gây khó khăn cho việc phát hiện, bắt giữ, xử lý. BCĐ 389 tỉnh đã chỉ đạo các ngành thành viên, BCĐ 389 các huyện, thành phố làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm bắt thông tin về các tuyến giao thông trọng điểm, đầu mối vận chuyển, cất giữ hàng hoá. Từ đó xây dựng kế hoạch kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm nhằm đánh đúng, đánh trúng đối tượng vi phạm, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Song song với hoạt động kiểm tra, kiểm soát nhằm phát huy vai trò của người tiêu dùng trong phòng, chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, lực lượng chức năng đã công bố số điện thoại đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ, tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người kinh doanh và Nhân dân.

Là cơ quan thường trực BCĐ 389 tỉnh, Cục QLTT đã chỉ đạo các Đội QLTT làm việc, ký quy chế phối hợp với 11 UBND xã, thị trấn và 10 ban quản lý chợ để nắm tình hình công tác QLTT, tình hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn. Công khai thông tin đường dây nóng của Cục và các đội địa bàn để khuyến khích người dân kịp thời phản ánh thông tin liên quan đến vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. "Thời điểm hiện nay, kinh doanh xăng dầu là vấn đề nóng, Cục đã chỉ đạo các Đội QLTT giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu hàng ngày, chủ động thời điểm trước - sau điều chỉnh giá định kỳ trong tháng. Ký cam kết đối với các cửa hàng xăng dầu, kinh doanh thực hiện tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, thời gian bán hàng, cũng như chấp hành các điều kiện khác theo quy định" - đồng chí Đỗ Mạnh Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục QLTT tỉnh cho biết.

Các ngành thành viên như Sở NN&PTNT, Công an tỉnh, Sở Công Thương, Sở Y tế cũng tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền, đồng thời siết chặt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh quyết liệt với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát 9 chuyên đề theo chỉ đạo của BCĐ 389 quốc gia trong các lĩnh vực: kinh doanh xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh thương mại điện tử, dược phẩm, thực phẩm chức năng, pháo nổ, kinh doanh các sản phẩm từ trâu, bò, lợn và hải sản.

Cùng với các đợt kiểm tra theo chuyên đề, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã phối hợp kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý 539 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giảm 37,97% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế hơn 39 tỷ đồng, tăng hơn 71% so với cùng kỳ. Trong đó, lực lượng công an phát hiện, xử lý 87 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách gần 500 triệu đồng; lực lượng QLTT phát hiện, xử lý 199 vụ, thu nộp ngân sách trên 800 triệu đồng; lực lượng kiểm lâm phát hiện, xử lý 23 vụ, thu nộp ngân sách gần 300 triệu đồng; cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra 215 doanh nghiệp, truy thu và phạt vi phạm hành chính hơn 37 tỷ đồng; cơ quan thanh tra chuyên ngành phát hiện, xử lý 13 vụ, thu nộp ngân sách 88 triệu đồng.

Theo đánh giá, những tháng cuối năm, các vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại nguy cơ tăng. Đặc biệt, tình trạng nhập lậu, buôn bán, gian lận thương mại các mặt hàng như: thuốc lá, pháo nổ, rượu ngoại, xăng dầu, gas, sữa... sẽ diễn biến phức tạp. BCĐ 389 tỉnh tiếp tục triển khai các chuyên đề về công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả đối với nhiều mặt hàng có nguy cơ xảy ra gian lận vào những tháng cuối năm. Đồng thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi tiêu cực liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.



Đinh Hòa

Các tin khác


Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

(HBĐT) - Nông nghiệp được tỉnh xác định là ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò "trụ đỡ” của nền kinh tế. Do đó, thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp được tỉnh chú trọng nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp, thúc đẩy chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân tạo ra những sản phẩm chất lượng với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất.

Làng nghề, làng nghề truyền thống giải quyết việc làm cho trên 980 lao động

(HBĐT) - Trong tỉnh hiện có 11 làng nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) được UBND tỉnh công nhận.

Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 4.106 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, đến hết tháng 10/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.106 tỷ đồng với hơn 121,3 nghìn khách hàng còn dư nợ. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt 1.227 tỷ đồng, cho trên 29,8 nghìn lượt khách hàng được vay vốn.

Huyện Cao Phong xây dựng nông thôn mới để người dân hưởng lợi

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Cao Phong đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Nông nghiệp, nông thôn đổi thay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện. Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM theo lộ trình hướng tới mục tiêu trở thành huyện NTM vào năm 2025.

23 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

(HBĐT) - Sáng 11/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022 - 2025 tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Khơi thông nguồn lực đất đai để phát triển nông nghiệp

Bài 1: Làm giàu từ sản xuất lớn


Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Nghị quyết là hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Ðây là bối cảnh mới và cơ hội mới để nền nông nghiệp nước nhà phát triển lớn mạnh, theo xu thế hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục