(HBĐT) - Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 được tổ chức từ ngày 25/11 - 2/12/2022. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh của huyện, trong đó nổi bật là sản phẩm cam Cao Phong đã nổi tiếng gần xa, cùng các nông sản chủ lực khác. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.


Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong khảo sát hiệu quả mô hình trồng cam ở thị trấn Cao Phong. 

P.V: Thưa đồng chí, huyện Cao Phong có những tiềm năng, lợi thế nào để khai thác trở thành thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp?

Đồng chí Quách Văn Ngoan: Cao Phong có địa bàn nằm dọc quốc lộ 6 và quốc lộ 12B, có hệ thống cảng thuỷ nội địa thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, phát triển KT-XH. Địa hình phân bố thành 3 vùng chính, gồm vùng cao, vùng trung tâm, vùng lòng hồ sông Đà. Với độ cao trên 300 m so với mực nước biển, huyện có điều kiện khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, phù hợp phát triển chăn nuôi đại gia súc và các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả có múi (CAQCM) và cây mía.

Xác định cần biến tiềm năng, lợi thế thành sức mạnh để phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm qua, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Riêng đối với vùng trung tâm, chủ trương của huyện là phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cam, quýt, bưởi, mía… Đến nay, toàn huyện có trên 1.740 ha CAQCM, trong đó khoảng 1.357 ha cam, tổng sản lượng năm 2022 ước đạt trên 20.000 tấn. Hiện, người dân đang thu hoạch cam, quýt theo khung thời vụ với giá thị trường khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg. Nhìn chung, năng suất, sản lượng, giá thành của các nông sản chủ lực đều tăng, nhân dân phấn khởi khi nông sản được mùa, được giá.

P.V: Trong số các nông sản chủ lực đã được địa phương khai thác khá thành công, cam là nông sản nổi bật nhất. Đồng chí có thể cho biết, huyện đang triển khai các giải pháp trọng tâm nào để gìn giữ, phát triển thương hiệu cam Cao Phong?

Đồng chí Quách Văn Ngoan: Chúng tôi tự hào về sản phẩm cam Cao Phong. Năm 2014, đây là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh được cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý và đến nay vẫn là sản phẩm duy nhất của tỉnh được cấp chứng nhận này. Với chất lượng đã được khẳng định,     cam Cao Phong có mặt ở nhiều hệ thống siêu thị lớn, được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn, trở thành nông sản đặc trưng, tiêu biểu nhất, là thế mạnh để huyện thúc đẩy kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

Những năm gần đây, hành trình gìn giữ, phát triển thương hiệu cam Cao Phong có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức cũng như đông đảo hộ trồng cam. Chúng tôi xác định vấn đề cốt lõi chính là chất lượng sản phẩm, vì thế, chú trọng triển khai các giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm, như: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, ứng dụng tiến bộ KHKT, tái canh vùng cam… Cùng với đó, huyện tăng cường các giải pháp về phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Kể từ năm 2015 đến nay, trừ 2 năm 2020 - 2021 bị ảnh hưởng bởi     dịch Covid-19, năm nào huyện cũng tổ chức lễ hội cam. Đây là hoạt động quảng bá quan trọng, góp phần đắc lực gìn giữ và phát triển thương hiệu cam Cao Phong. 

P.V: Được tổ chức trở lại sau 2 năm phải tạm ngừng để phòng, chống dịch Covid-19, lễ hội cam Cao Phong năm nay có những nội dung nổi bật nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Quách Văn Ngoan: Đây là lần thứ 7 chúng tôi tổ chức lễ hội cam Cao Phong để quảng bá thương hiệu nông sản nổi bật nhất của huyện. Lễ hội được tổ chức kết hợp với Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022, có quy mô phù hợp tình hình phát triển KT-XH của địa phương, được chuẩn bị chu đáo nhằm tạo thành một chuỗi sự kiện xứng tầm. 

Được tổ chức từ ngày 25/11 - 2/12, lễ hội và hội chợ dự kiến có khoảng 200 gian hàng. Trong đó, khoảng 70 gian hàng trưng bày và bán những sản phẩm cam, quýt, bưởi   đặc sản, có đầy đủ các loại cam như cam lòng vàng, cam Đường Canh, cam Xã Đoài… Khoảng 120 gian hàng thương mại tổng hợp, chia thành các khu của làng nghề truyền thống, các công ty du lịch, gian hàng ẩm thực, gian hàng giới thiệu sản phẩm thuộc chương trình OCOP của các địa phương... Bên cạnh đó, còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm nét văn hóa, như: trò chơi dân gian, hát giao duyên, thăm quan du lịch sinh thái, trải nghiệm ẩm thực các món ăn dân tộc… 

P.V: Đồng chí có thể cho biết mục đích, ý nghĩa của sự kiện?

Đồng chí Quách Văn Ngoan: Với nhiều hoạt động phong phú và xác định rõ trọng tâm, Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 là dịp để quảng bá, bảo vệ và phát triển mạnh mẽ hơn thương hiệu cam Cao Phong. Qua đây, tạo cơ hội giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, tìm kiếm liên kết vùng cho sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có các loại CAQCM của tỉnh và sản phẩm cam của huyện. 

Sự kiện còn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo chuyển biến tích cực của các cấp, ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát triển thương hiệu cam Cao Phong. Cũng như mọi năm, sự kiện sẽ quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý, thương hiệu cam Cao Phong; giới thiệu hình ảnh, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của huyện; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu cam và các thương hiệu nông sản khác, hướng tới kích cầu tiêu dùng trong nước, tạo sự kết nối để nâng cao chuỗi giá trị của cam Cao Phong cũng như các nông sản chủ lực của huyện. 

Đặc biệt, tương trợ đắc lực cho lễ hội và hội chợ thương mại năm nay chính là các hoạt động văn hóa - du lịch, hứa hẹn tạo sức hút mạnh mẽ cho sự kiện. Đến với huyện dịp này, du khách được tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người dân Mường Thàng, được khám phá các địa điểm thăm quan, du lịch trên địa bàn huyện... Chắc chắn, đây sẽ là sự kiện hấp dẫn, thu hút nhiều du khách đến với huyện Cao Phong.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.

Thu Trang (Thực hiện) 

Các tin khác


Giá vàng sáng 20/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 20/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục