(HBĐT) - Những năm qua, huyện Đà Bắc đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn như: giao thông, thủy lợi, y tế, trường học. Tuy nhiên, số lượng công trình đạt chuẩn còn ít, nhiều cơ sở hạ tầng xuống cấp và còn thiếu cần phải nâng cấp, làm mới để đạt chuẩn.
Trạm y tế xã Hiền Lương (Đà Bắc) được xây dựng từ năm 2005, hiện đã xuống cấp.
Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, ước đến hết năm 2022, toàn huyện có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiền Lương là 1 trong 4 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Về Hiền Lương cảm nhận được diện mạo nông thôn của xã vùng hồ ngày càng đổi thay. Hệ thống đường giao thông được đầu tư khang trang, tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc đi Hiền Lương mở rộng thuận lợi. Cấp ủy, chính quyền nơi đây vẫn còn những trăn trở, như cơ sở vật chất trạm y tế xã xuống cấp. Năm 2005, trạm y tế xã Hiền Lương được xây dựng. Mặc dù là nhà 2 tầng nhưng từ lâu, trạm chỉ sử dụng được tầng 2, vì tầng 1 xuống cấp, ẩm thấp.
Y sỹ đa khoa Đinh Thị Thu Hà, Trạm trưởng trạm y tế xã Hiền Lương cho biết: Hiện nay, mỗi tháng trạm khám, điều trị cho trên 100 lượt bệnh nhân. Do cơ sở vật chất xuống cấp nên chưa thật sự đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của người dân. Bên cạnh đó, diện tích mặt bằng của trạm chưa đạt chuẩn theo quy định. Trạm còn thiếu các hạng mục cổng, tường bao, vườn thuốc nam. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho trạm không chỉ nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh mà còn để đạt chuẩn theo quy định.
Toàn Sơn cũng là xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM của huyện (năm 2020) nhưng hiện nay, một số hạ tầng chưa đạt chuẩn, như nhà văn hóa các xóm. Xóm Tra có trên 150 hộ, hơn 900 nhân khẩu nhưng nhà văn hóa chật hẹp, không đủ điều kiện cho người dân sử dụng. Trưởng xóm Tra Đặng Văn Thái cho biết: Sau khi tiếp nhận nhà văn hóa cộng đồng cũ của UBND xã, mọi sinh hoạt của xóm đều diễn ra ở đây. Tuy vậy, diện tích nhà văn hóa chật, không có sân, đặc biệt không đáp ứng tiêu chuẩn trong xây dựng NTM. Người dân mong muốn các cấp chính quyền đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa để đáp ứng nhu cầu hội họp của xóm.
Trong năm 2022, huyện Đà Bắc đã nỗ lực huy động các nguồn lực để xây dựng NTM, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Theo báo cáo của UBND huyện, trong năm, huyện tiếp tục hoàn thiện các công trình chuyển tiếp và chuẩn bị khởi công các tuyến đường giao thông nông thôn theo kế hoạch vốn giai đoạn 2021 - 2025; khởi công các công trình mương bai bằng nguồn vốn kinh tế sự nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, tổng kinh phí khoảng 12,4 tỷ đồng; xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa. Tuy nhiên, một số tiêu chí về hạ tầng cơ sở đạt thấp, toàn huyện mới có 6/16 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông; 4/16 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa.
Trước thực tế đó, huyện xác định một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh chương trình NTM trên địa bàn là quan tâm thực hiện một số tiêu chí còn đạt ở mức thấp, tiêu chí cần huy động nguồn lực đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sạch, môi trường.
Viết Đào
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đều đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong tuần qua. Đây là bước đi đã được các thị trường dự báo trước.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được truyền tải kịp thời, là động lực quan trọng để hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, vượt lên đói, nghèo.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc, đến hết tháng 11/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 480,2 tỷ đồng, với 14.680 khách hàng còn dư nợ.
(HBĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 3187, ngày 12/12/2022 về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 700,23 tỷ USD. Đây là cột mốc mới ghi dấu về quy mô thương mại trên phạm vi toàn cầu.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Lạc Sơn đã quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện, đẩy mạnh và phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc phát triển lĩnh vực dịch vụ của địa phương. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về chiến lược phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn. Đảm bảo các mục tiêu về phát triển ngành dịch vụ thông qua thực hiện Quy hoạch tỉnh, các kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành dịch vụ giai đoạn 5 năm và hàng năm được thực hiện thống nhất, đồng bộ.