(HBĐT) - Với lợi thế tốc độ nhanh, phạm vi toàn cầu, cùng lúc thực hiện nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chi phí thấp, ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) để hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ/phân phối sản phẩm/dịch vụ đang trở thành xu thế kinh doanh tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, Sở Công Thương đã phối hợp xây dựng Đề án sàn giao dịch (SGD) TMĐT nhằm đẩy mạnh ứng dụng TMĐT xây dựng các chuỗi giá trị của tỉnh. SGD chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại buổi khai mạc Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hoà Bình năm 2022 với địa chỉ: hoabinhtrade.gov.vn.
Khách hàng truy cập sàn giao dịch thương mại điện tử tìm hiểu thông tin sản phẩm bằng điện thoại thông minh.
Đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương cho biết: SGD TMĐT là giải pháp quan trọng quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của Hòa Bình đến với khách hàng trong nước và quốc tế trên môi trường số. Trong đó, chúng tôi hướng mạnh vào xây dựng giải pháp TMĐT phục vụ việc phân phối sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp (DN)/hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đến người tiêu dùng trong cả nước trên nền tảng số. Kết nối và thiết lập quy tắc/quy trình thương mại giữa các đơn vị sản xuất/nông trại..., giúp quản lý thông tin sản phẩm dịch vụ. Đồng thời, tích hợp giải pháp truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, giúp khách hàng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tích hợp các giải pháp về thanh toán, logistics, giúp DN thuận lợi tối đa trong việc phân phối sản phẩm với chi phí vận hành thấp nhất. Thiết lập quy chế quản lý nhà nước hỗ trợ các DN/hộ kinh doanh dễ dàng kết nối với các DN trong nước và quốc tế, kết nối các hệ thống hỗ trợ thủ tục hành chính về thuế quan, hải quan và vận tải, giúp việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên đơn giản, đảm bảo được xác nhận.
SGD TMĐT tỉnh do Sở Công Thương chủ trì, vận hành sẽ cung cấp các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp... trên nền tảng số. Thông qua hệ thống SGD TMĐT, tỉnh có thể theo dõi, phân tích, dự báo và tổng hợp về tình hình thị trường, tiêu thụ hàng hóa của địa phương; thiết lập chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng hàng hóa của tỉnh ở thị trường trong nước. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, thực hiện phân tích, dự báo và tổng hợp báo cáo về tình hình thị trường theo ngành hàng và theo khu vực thị trường; hướng dẫn chính sách thị trường, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật về xuất, nhập khẩu hàng hóa; tích cực tham gia vào phát triển thị trường quốc tế. Khâu cung ứng đầu vào của SGD TMĐT gồm sản phẩm hoàn thiện của DN/HTX có thể đưa ra thị trường ngay thông qua hệ thống, hoăc thông qua nhà máy chế biến trước khi phân phối, bán lẻ trên thị trường. Hệ thống tự động thông báo khi bất kỳ một chủng loại sản phẩm nào đó gần hết hoặc quản trị hệ thống có thể set up theo giới hạn số lượng cụ thể. Khách hàng của hệ thống là đơn vị hoặc cá nhân có nhu cầu tiêu dùng hoặc muốn trở thành các cửa hàng bán lẻ… có thể lên hệ thống để chọn mua hàng hóa, quy trình mua bán tuân thủ đúng quy định.
Với mong muốn tạo một SGD TMĐT tích hợp được nhiều tính năng, đề án chú trọng vào xây dựng môi trường kinh doanh số nhiều tiện ích, hiện đại, dễ dùng, dễ tiếp cận. Như với tính năng quản lý danh mục sản phẩm/dịch vụ, người quản trị SGD TMĐT có thể tạo danh mục sản phẩm/dịch vụ theo nhiều tiêu chí tìm kiếm khác nhau (sản phẩm mới đăng, sản phẩm của một công ty hoặc sản phẩm có chứa một từ khóa cụ thể…), sau đó có thể xem chi tiết thông tin của từng sản phẩm. Nếu thông tin sản phẩm vi phạm các quy định của SGD TMĐT, người quản trị có thể xóa bỏ, gửi thư cảnh báo đến công ty hoặc phạt công ty đó theo quy định (khóa tài khoản thành viên, hạ cấp thành viên…).
Phần mềm SGD TMĐT tỉnh được thiết kế với trên 30 ngành hàng và 2.000 loại hàng, cập nhật thêm theo yêu cầu của DN… Với tính năng quản lý sản phẩm công ty, mỗi thành viên của SGD TMĐT sau khi đăng nhập có thể vào phần Văn phòng riêng để đăng thông tin về sản phẩm kinh doanh. Thông tin về các sản phẩm được đăng sẽ hiện lên trên trang công ty, trong các kết quả tìm kiếm liên quan trên trang chính của SGD TMĐT cũng như trong các mục sản phẩm mới đăng, sản phẩm tiêu biểu (nếu đạt đủ các điều kiện đăng quảng cáo trên mục sản phẩm tiêu biểu). Chức năng quản lý sản phẩm cho phép thành viên SGD TMĐT quản trị các sản phẩm: thêm, xóa, sửa sản phẩm, tổ chức sản phẩm vào các nhóm, bố trí hiển thị sản phẩm trên trang công ty như một gian hàng trực tuyến.
Với nhiều chức năng tiện ích và kết nối thông tin dữ liệu với các phần mềm cơ sở dữ liệu của Bộ Công Thương, SGD TMĐT cung cấp các thư viện để chia sẻ, cung cấp, kết nối vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Công Thương như thông tin DN, thông tin sản phẩm, thông tin giao dịch…, tạo môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, hiện đại. Hiện nay, đã có hơn 90 DN trong tỉnh tham gia đăng ký thông tin hình ảnh và dịch vụ của DN lên SGD TMĐT. Sở Công Thương đã mở các lớp tập huấn, hướng dẫn DN, HTX, cơ sở sản xuất - kinh doanh sử dụng ứng dụng để trực tiếp cập nhật thông tin, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của DN.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Sau khi UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND, ngày 2/10/2021 về việc thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg, ngày 9/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, UBND TP Hòa Bình đã tập trung triển khai thực hiện.
(HBĐT) - Trong điều kiện khó khăn, tỉnh đã huy động nguồn lực ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển KT-XH. Những năm qua, tỉnh đã hoàn thành một số tuyến đường chiến lược, đột phá, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, du lịch. Đồng thời, tạo quỹ đất hai bên đường phục vụ xây dựng, đầu tư hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở xã hội.
(HBĐT) - Trong 20 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022 ước đạt và vượt kế hoạch đề ra, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,9%, vượt kế hoạch đề ra; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 28,2% so với năm trước, vượt 9,5% kế hoạch năm; hoạt động thương mại - dịch vụ khá sôi động; các chỉ tiêu xã hội đều cơ bản đạt và vượt kế hoạch... Nhìn chung, bức tranh KT-XH của huyện Cao Phong năm 2022 có nhiều khởi sắc, mở ra những cơ hội phát triển mới cho năm 2023.
(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực thực hiện tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, hệ thống đê điều được củng cố, nâng cấp và mở rộng, ngày càng kiên cố đảm bảo an toàn cho các khu vực được bảo vệ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 3.528,911 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình hơn 221 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã 232,2 tỷ đồng; vốn lồng ghép chương trình, dự án khác gần 1.391,6 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 1.369 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế hơn 88 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư hơn 225 tỷ đồng.
Ngày 21/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết gói tài trợ trị giá 107 triệu đô la Mỹ (USD) với Công ty cổ phần Điện gió BIM (Điện gió BIM) để hỗ trợ vận hành một trang trại điện gió công suất 88 MW ở tỉnh Ninh Thuận.