Năm 2022, lần đầu tiên sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn Yên Thủy được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. 
Ảnh: Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, ngành chức năng và huyện Tân Lạc kiểm tra sản phẩm bưởi đỏ trước khi xuất khẩu.



Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từng bước phục hồi và sản xuất ổn định, đặc biệt một số sản phẩm chủ yếu như điện tử, may mặc có mức tăng trưởng cao. Ảnh tại Công ty CP Lạc Thủy, huyện Lạc Thủy.



Hoạt động thương mại và dịch vụ khá sôi động sau khi dịch Covid - 19 được kiểm soát. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 20,27% so với cùng kỳ năm trước.



Trong năm, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.



Năm 2022, Bộ CHQS tỉnh đã xây mới 15 nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, chủ yếu từ quỹ mô hình "Ngôi nhà 1.000 đồng”. Ảnh: Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh cùng các ngành, đoàn thể huyện Kim Bôi thăm hỏi, động viên gia đình bệnh binh ở xóm Dăm, xã Nuông Dăm nhân khánh thành nhà tình nghĩa.



Năm 2022, tỉnh tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn để lại ấn tượng tốt đẹp với người dân trong, ngoài tỉnh. Ảnh: Lễ hội Carnival tổ chức tại TP Hòa Bình.

Ảnh: Nhóm P.V


Các tin khác


Một số thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật năm 2022

(HBĐT) - Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã giúp KT-XH của tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể:

Sức sống thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Năm 2022, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hoà Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT -XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Ấn tượng phát triển ngành công nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh ta từng bước khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp (SXCN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN), tạo chuyển biến rõ nét cả về quy mô và chất lượng.

Huyện vùng cao Đà Bắc vượt khó

(HBĐT) - Là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để vượt khó, xây dựng quê hương ngày một ấm no. Trong đó, quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng được huyện coi là "chìa khóa” quan trọng nhất.

“Bức tranh” nông thôn mới xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Năm 2022, huyện Yên Thủy có thêm 2 xã là Bảo Hiệu, Lạc Lương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Như vậy, cùng với Hữu Lợi đã được công nhận năm 2021, huyện có 3/5 xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đạt chuẩn NTM. Việc đầu tư xây dựng NTM tại các xã vùng ĐBKK góp phần quan trọng cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Huyện Lạc Thủy phát triển vùng động lực

(HBĐT) - Trong chiến lược phát triển KT-XH, huyện Lạc Thủy có 6 xã, thị trấn thuộc vùng động lực của tỉnh, gồm: thị trấn Chi Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi, các xã: Phú Thành, Phú Nghĩa, Yên Bồng, Đồng Tâm. Huyện đang phát huy tối đa nguồn lực, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, tạo sự đột phá để phát triển bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục