(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD), gồm 8 chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM), 1 chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, 4 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cơ sở. Cùng với đó, có 955 điểm giới thiệu dịch vụ của các công ty tài chính tiêu dùng. Các ngân hàng, TCTD đã bám sát chủ trương, định hướng và chỉ đạo của NHNN Việt Nam, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật, từng bước tháo gỡ khó khăn cho khách hàng...


Nhờ nguồn vốn ngân hàng, nhiều doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất. Ảnh: Gia công sản phẩm xuất khẩu tại doanh nghiệp khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình).

Thống kê vốn huy động tại địa phương năm 2022 tăng trưởng 15,7%; tăng trưởng tín dụng đạt 14,4%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành kinh tế 13,2%. Tín dụng được đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; chất lượng tín dụng đảm bảo được mục tiêu phấn đấu dưới 3% với tỷ lệ nợ xấu 0,47% tổng dư nợ. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, an toàn.

Theo đồng chí Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hoà Bình, trong năm qua, ngân hàng đã bám sát tình hình phát triển KT-XH tại địa phương, định hướng của Agribank để triển khai các giải pháp huy động vốn có hiệu quả từ các tổ chức KT-XH, các tầng lớp dân cư. Công tác tín dụng được tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Tính đến cuối năm 2022, tổng dư nợ tín dụng của Agribank trên toàn địa bàn đạt 12.170 tỷ đồng, tăng 757 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Trong đó, cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 9.042 tỷ đồng, chiếm 74% tổng dư nợ.

Theo NHNN chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2022 của các ngân hàng, TCTD trên toàn địa bàn đạt 38.804 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cuối năm 2021, trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 29.318 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cuối năm 2021. Vốn huy động của các ngân hàng, TCTD tiếp tục tăng trưởng ổn định, huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng 73% trong nguồn vốn huy động.

Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các TCTD từ 0,1 - 1%/năm. Loại có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng từ 4,6 - 6,0%/năm đối với NHTM, từ 3,5 - 5,6% năm đối với QTDND. Lãi suất huy động theo cung - cầu thị trường, loại kỳ hạn 6 - 12 tháng từ 6,0 - 8,6%/năm đối với NHTM, từ 4,0 - 7,5%/năm đối với QTDND; kỳ hạn trên 12 tháng từ 7,4 - 8,9%/năm đối với NHTM, từ 6,2 - 7,8%/năm đối với QTDND.

Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đến cuối năm 2022 đạt 33.523 tỷ đồng, tăng 14,4% so với thời điểm 31/12/2021. Dư nợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên khu vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 17.003 tỷ đồng, chiếm trên 51% tổng dư nợ; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 23% tổng dư nợ; các lĩnh vực ưu tiên khác dư nợ đạt thấp, với dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 40 tỷ đồng, dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 22 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên 5,5%/năm đối với NHTM, 6,5%/năm đối với QTDND. Lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường, ngắn hạn tại các NHTM phổ biến từ 7 - 12,5%/năm, trung và dài hạn từ 10 - 14%/năm; QTDND ngắn hạn từ 9,0 - 10,8%/năm, trung và dài hạn từ 11 - 13%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng, ngắn hạn của các NHTM dao động từ 7,5 - 11,5%/năm, trung và dài hạn từ 8,5 - 15%/năm, QTDND từ 11 - 13%/năm.

Theo đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc điều hành NHNN chi nhánh tỉnh, trong năm 2023, các ngân hàng, TCTD đề ra mục tiêu tiếp tục huy động nguồn vốn tại địa phương tăng 16% trở lên. Dư nợ tín dụng tăng 14% và được báo cáo điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế của ngành, của địa phương trên tinh thần giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, các ngành nghề ưu tiên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu... Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của toàn hệ thống dưới 3%.

Đồng thời, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng; kiểm soát rủi ro và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31 của Chính phủ; tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Cùng với đó, tập trung cho phát triển ứng dụng ngân hàng số, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn và thuận lợi. Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến về tài chính toàn diện đến các tổ chức, cá nhân, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn khách hàng về các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán, tuân thủ quy định của pháp luật.

Tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho khách hàng nhằm giảm rủi ro trong sử dụng dịch vụ ngân hàng, bảo vệ quyền lợi khách hàng.


Hồng Trung


Các tin khác


Thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản chủ lực

(HBĐT) - Năm 2022 có thể nói là năm đột phá trong hoạt động xúc tiến thương mại hàng nông sản của tỉnh với 3 sản phẩm chủ lực là nhãn Sơn Thủy, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn Yên Thủy xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Cùng với đó, nhiều nông sản được quảng bá, giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) trong và ngoài tỉnh. Có được kết quả đó là nhờ những chính sách đổi mới trong kinh doanh, tiêu thụ nông sản (TTNS).

Huyện Tân Lạc tổng kết công tác tín dụng chính sách năm 2022

(HBĐT) - Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) huyện Tân Lạc vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Huyện Lương Sơn: Trên 7.760 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp 

(HBĐT) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân của Hội Nông dân huyện Lương Sơn tiếp tục duy trì và có bước phát triển. Hội đã kết nạp mới 120 hội viên; chỉ đạo 145/145 chi hội đại hội nhiệm kỳ; 100% cơ sở Hội gây quỹ hoạt động, đến nay, tổng số quỹ đạt 1.351 triệu đồng. Các hoạt động tham gia phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được hội viên nông dân tích cực tham gia.

Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt trên 4.192 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến hết năm 2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.192,8 tỷ đồng, tăng 562,5 tỷ đồng (15,52%) so với năm 2021. Trong đó, vốn trung ương chuyển về đạt 3.732 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89% tổng nguồn vốn, tăng 552 tỷ đồng so 31/12/2021; huy động vốn tại địa phương được cấp bù lãi suất đạt 358,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,56% tổng nguồn vốn, hoàn thành 100% số dư kế hoạch giao, giảm 30,7 tỷ đồng (8,6%) so với 31/12/2021; vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đạt trên 102 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,4% tổng nguồn vốn, tăng 40,9 tỷ đồng (66%) so 31/12/2021.

Huyện Lạc Thủy phát triển nông nghiệp sạch

(HBĐT) - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Lạc Thủy đã quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường, gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023

(HBĐT) - Ngày 6/1, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục