(HBĐT) - Sáng 13/1, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì hội nghị. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đồng chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã.


Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, địa phương dự hội nghị.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,6% (Chính phủ giao 2,5 - 2,8%); tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; có 73,06% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM),255 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%... Đó là kết quả của sự linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các giải pháp và "đổi mới tư duy” để vượt qua khó khăn, thách thức của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu phát triển.

Năm 2023, ngành NN&PTNT đặt mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản54 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM 78%; ít nhất 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn 57%...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhyêu cầu: Trong năm 2023, ngành NN&PTNT cần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các Nghị quyết của BCH T.Ư, kết luận của Bộ Chính trị để xây dựng ngành nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại, nông dân văn minh, với phương châm lấy nông dân làm trung tâm, lấy phát triển nông nghiệp làm nền tảng, phát triển nông thôn làm động lực. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp làm ngay việc xây dựng thương hiệu sau khi quy hoạch sản xuất và quy hoạch vùng nguyên liệu cần phù hợp, xứng tầm. Đẩy mạnh công nghệ, ứng dụng công nghệ số, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển văn hóa và du lịch. Phối hợp với ngành ngân hàng đáp ứng nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhất là cho xuất khẩu. Đa dạng hóasản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp…


Thu Thủy


Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục