Nhìn nhận về những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng, thời gian tới có 2 vấn đề nổi lên là áp lực về lạm pháp và giải ngân vốn đầu tư công.


Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, áp lực về lạm phát trên thế giới làm cho thị trường hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam gặp khó khăn bởi đồng tiền của các nước mất giá, khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mất một số lợi thế cạnh tranh. Lạm phát ở bên ngoài cũng tạo áp lực cho lạm phát trong nước vì nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn. Trong năm 2022, Việt Nam đã có nhiều biện pháp pháp ứng phó và đạt được kết quả bước đầu.

Tuy nhiên trong bối cảnh, điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay rất khó tránh được những tác động của lạm phát từ bên ngoài. Vấn đề đặt ra hiện nay cần nhìn nhận sớm dấu hiệu, sớm có phản ứng để xử lý, giải quyết kịp thời.

Đại biểu Trần Văn Lâm nêu ví dụ về việc ban hành và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là một trong những giải pháp tạo nên sự thành công trong kiểm soát kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát và đạt được các thành tựu kinh tế - xã hội. Kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cuối năm 2022 đã vượt trên so với kỳ vọng khi xây dựng Nghị quyết 43.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đặt vấn đề liệu có tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nội dung theo tinh thần Nghị quyết 43 không?, bởi Nghị quyết 43 có nhiều chính sách về thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội và tác động rất nhiều đến tỷ giá và tạo sức ép lớn lên lạm phát.

Trong giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023, khi đã nhận thức rõ áp lực lạm phát lên nền kinh tế - xã hội của đất nước, nên chăng cũng cần xem xét thu gọn một số chính sách theo tinh thần Nghị quyết 43 để tiết kiệm nguồn lực tài chính của đất nước, dành nguồn lực, dư địa cho giai đoạn sau, giúp giảm trần nợ công, giảm bội chi ngân sách và giảm áp lực lạm phát. Tương tự, đối với chính sách tài khóa cũng cần tính toán kỹ lưỡng tránh lãng phí nguồn lực.

Đại biểu Trần Văn Lâm nhận định, thách thức thứ hai mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm 2023 đó là vấn đề giải ngân đầu tư công.  

Hiện quá trình chuẩn bộ tất cả các dự án theo Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội (hơn 140 nghìn tỷ theo Nghị quyết 43) đang được triển khai trong năm 2022, theo kế hoạch đến cuối năm nay mới có thể giao vốn và giải ngân trong năm 2023. Song song với đó, toàn bộ số vốn đầu tư công 5 năm trong chương trình đầu tư công trung hạn 5 năm của năm 2023 vẫn phải triển khai thực hiện và giải ngân theo quy định.  

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội bày tỏ lo ngại năng lực giải ngân vốn đầu tư công hạn chế, trong khi năm 2023 số vốn đầu tư công cần giải ngân rất lớn. Bài toán đặt ra cần có giải pháp gì để tiến độ giải ngân đạt hiệu quả, bởi điều này có ý nghĩa then chốt trong việc tạo ra năng lực phát triển và tốc độ tăng trưởng bền vững của kinh tế đất nước trong năm 2023 và những năm tiếp theo.


Theo TTXVN

Các tin khác


Ngân hàng báo lãi khả quan nhưng đối diện với quy mô tăng trưởng chậm lại

Trong hai tuần đầu tiên của năm mới 2023, một số ngân hàng đã chính thức công bố kết quả kinh doanh năm qua với nhiều số liệu khả quan.

Bình ổn thị trường, bảo đảm nguồn cung phục vụ Tết Nguyên đán 2023

(HBĐT)-Thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thường tăng cao, nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghiệp. Để góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm tiêu dùng của người dân, ngành Công Thương đã chủ động phối hợp các ngành liên quan, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động cung ứng, phân phối, kiểm soát và điều tiết giá cả hàng hóa thiết yếu.

Phát triển đô thị theo mô hình mạng lưới liên kết xanh, bền vững

(HBĐT) - Với sự quyết liệt chỉ đạo của tỉnh và sự vào cuộc của các ngành, địa phương, đến nay, tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) toàn tỉnh đạt 33,42%, khả thi sẽ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu ĐTH của tỉnh đến năm 2025 đạt 38% theo Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Các ngành chức năng đang tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị (PTĐT) giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2030, từ đó đặt ra kế hoạch cụ thể, tập trung các nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, có bản sắc, có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt hơn, hướng tới một đô thị có vị thế kinh tế, văn hóa trong cả nước.

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

(HBĐT) - Năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã truyền tải kịp thời vốn chính sách đến gần 34 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó góp phần thiết thực đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Huyện Cao Phong:Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên 340 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong, đến hết năm 2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 340,644 tỷ đồng (tăng 28,4 tỷ đồng so với năm 2021). Doanh số cho vay đạt hơn 117 tỷ đồng, cho trên 2,7 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục