(HBĐT) - Ngổ Luông là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 30 km. Cùng với chú trọng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, xã có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, góp phần phát triển KT-XH địa phương.


Gia đình chị Bùi Thị Dần, xóm Luông Dưới, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) phát triển chăn nuôi lợn và kinh tế tổng hợp, nâng cao thu nhập.

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Bùi Thị Dần, xóm Luông Dưới. Gia đình chị có 5 nhân khẩu. Chị Dần chia sẻ: Tận dụng lợi thế cạnh đường giao thông ở trung tâm xã, gia đình tôi phát triển kinh tế tổng hợp, vừa bán tạp hóa vừa nấu rượu, làm đậu phụ lấy phụ phẩm để nuôi lợn. Tổng thu nhập từ mô hình kinh tế tổng hợp khoảng 300 triệu đồng/năm. 

Không chỉ gia đình chị Dần, trên địa bàn xã Ngổ Luông còn có một số hộ tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Xã có 4 xóm (Luông Cá, Luông Dưới, Bo Trẳm, Trẳm) với 350 hộ, 1.652 nhân khẩu. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, hạ tầng đường giao thông, điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu của người dân. Đến nay, 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Về phát triển kinh tế, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã trên 3.800 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp trên 300 ha, đất lâm nghiệp trên 3.400 ha, đất phi nông nghiệp 52,82 ha. Năm 2022, tổng giá trị sản xuất của xã đạt khoảng 137 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng 553 ha, sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 2.200 tấn. Trong đó, diện tích trồng ngô 437 ha, diện tích trồng lúa 97 ha. Ngoài ra, người dân trồng các loại rau màu như: khoai lang, lạc, rau, đậu các loại, cây dược liệu, cây thức ăn gia súc để cải thiện thu nhập. Về chăn nuôi, xã duy trì và phát triển đàn trâu 415 con, đàn bò 998 con, đàn lợn trên 1.200 con, đàn dê 164 con, đàn gia cầm khoảng 45.000 con. Việc khai thác lợi thế, tiềm năng từ rừng cũng được xã đặc biệt quan tâm với diện tích rừng sản xuất 94,24 ha, rừng đặc dụng trên 3.300 ha... Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 27,3 triệu đồng/năm. 

Đồng chí Bùi Thị Thủy, Chủ tịch UBND xã Ngổ Luông cho biết: Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 17/10/2022 của BTV Tỉnh ủy và và Quyết định số 3034/QĐ-UBND, ngày 1/12/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành đề án "Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Trong đó, xã Ngổ Luông là 1 trong 3 xã vùng cao nằm trong quy hoạch. Đây là cơ hội để xã khai thác tiềm năng cảnh quan, xây dựng sản phẩm phát triển du lịch, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Xã lựa chọn 1 xóm để đầu tư du lịch cộng đồng homestay. Để phát triển du lịch, xã đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện tuyến đường liên huyện Quyết Chiến - Ngổ Luông đi xã Ngọc Sơn  (Lạc Sơn). Đồng thời, đề nghị tỉnh xem xét, cho chủ trương mở rộng tuyến đường để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, du khách nhằm hình thành tuyến du lịch kết nối  3 huyện Lạc Sơn - Tân Lạc -  Mai Châu. Tuyến đường này đi qua nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Mu (Lạc Sơn); Khu  bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn -  Ngổ Luông, thác Thung, hang Núi Kiến, động Nam Sơn (Tân Lạc); bản Lác (Mai Châu); kết nối với các điểm du lịch thuộc xã Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa...


Hương Lan


Các tin khác


Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(HBĐT) - Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh lợi dụng để buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhằm góp phần ổn định thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cùng các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

36.500 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, năm 2022, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phát động đến 100% xã, phường, thị trấn và vận động hội viên đăng ký tham gia phong trào. Theo đó, toàn tỉnh có 65.600 hộ đăng ký danh hiệu "Sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp, có 36.500 hộ đạt danh hiệu, bằng 110,6% chỉ tiêu giao.

Thu ngân sách Nhà nước vượt trên 70% dự toán

(HBĐT) - Năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt 287.525 triệu đồng, đạt 170,94% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 100% Nghị quyết HĐND huyện giao, tăng 66,19% so với cùng kỳ; trong đó, thu tiền sử dụng đất 171.825 triệu đồng, đạt 171,83% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 80,19% dự toán HĐND huyện giao; thu từ các khoản thuế, phí 115.700 triệu đồng, đạt 169,65% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 157,97% dự toán HĐND huyện giao.

Một số nội dung cơ bản của Luật Kinh doanh bảo hiểm

(HBĐT) - Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận đã được đưa ra trong hợp đồng bảo hiểm (HĐBH), yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến giao kết và thực hiện HĐBH, có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH, có quyền hủy bỏ HĐBH hoặc đơn phương chấm dứt HĐBH theo quy định của pháp luật. DNBH có nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Ngân hàng báo lãi khả quan nhưng đối diện với quy mô tăng trưởng chậm lại

Trong hai tuần đầu tiên của năm mới 2023, một số ngân hàng đã chính thức công bố kết quả kinh doanh năm qua với nhiều số liệu khả quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục