Chiều 14/2, tại Sóc Trăng, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khu vực đồng bằng sông Cửu Long.



Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kết luận hội nghị.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trì hội nghị.

Cùng dự, có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.

Tại hội nghị, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã báo cáo tiến độ, những khó khăn, vướng mắc và đều thể hiện quyết tâm cao nhằm thực hiện thành công các chương trình nhằm đưa đời sống nhân dân trong vùng ngày càng phát triển. Các bộ, ngành Trung ương cho rằng, cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được kéo dài sang năm 2023 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2023.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương cần khẩn trương ban hành hướng dẫn, phối hợp các địa phương thúc đẩy cao nhất tiến độ giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên cả nước. Các cơ quan chủ chương trình chủ trì, phối hợp các cơ quan chủ dự án thành phần hoặc liên quan tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình.

Các địa phương sớm ban hành cơ chế chính sách cấp địa phương; khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; bảo đảm giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được giao.

Các chương trình mục tiêu quốc gia là một công cụ để hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025; ưu tiên tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Trên cơ sở đó, Chính phủ xây dựng nguyên tắc và lựa chọn danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương phải được sử dụng có hiệu quả, phân bổ theo nguyên tắc tập trung, định mức cụ thể, rõ ràng, minh bạch, bảo đảm có sự lồng ghép các nguồn lực khi thực hiện 3 chương trình trên một địa bàn. Trong đó, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết các vấn đề cấp bách, hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn; phấn đấu đến năm 2025 khu vực đồng bằng sông Cửu Long không còn xã đặc biệt khó khăn.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư gần 8.791 tỷ đồng cho các địa phương vùng Tây Nam Bộ để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Năm 2022, các địa phương trong vùng đã ban hành các cơ chế, chính sách để bảo đảm điều kiện phân bổ kế hoạch vốn Trung ương giao thực hiện 3 chương trình nói trên. Tuy nhiên, do các địa phương thực hiện chậm việc phân bổ, giao kế hoạch vốn Trung ương nên ảnh hưởng tiến độ thực hiện chương trình.

Năm 2023, tổng vốn ngân sách nhà nước Trung ương giao cho các địa phương Tây Nam Bộ gần 2.233 tỷ đồng.


TheoNhanDan


Các tin khác


Tăng cường quản lý chất lượng, xúc tiến tiêu thụ nông lâm thủy sản

(HBĐT) - Sở NN&PTNT có Công văn số 233/SNN-QLCL, ngày 8/2/2023 gửi UBND các huyện, thành phố và các chi cục chuyên ngành về việc tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) và xúc tiến tiêu thụ nông lâm thủy sản.

 Nông dân Lương Sơn tích cực sản xuất vụ xuân

(HBĐT) - Tranh thủ thời tiết thuận lợi trong những ngày đầu xuân, các cấp, các ngành huyện Lương Sơn tập trung chỉ đạo nông dân tích cực chăm sóc cây trồng, vật nuôi, phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất vụ xuân 2023. Vụ này huyện Lương Sơn có kế hoạch gieo trồng  4.134 ha, trong đó diện tích lúa 1.900 ha, cây màu các loại 1.624 ha, cây hàng năm khác 610 ha; phấn đấu hoàn thành mục tiêu trồng rừng khoảng 8.500 cây phân tán các loại; nuôi thả 360 ha thuỷ sản. Các giống lúa được sử dụng trong vụ chủ yếu là: Nhị ưu 838, TBR225, Thiên ưu 8... Đối với cây ngô, 100% diện tích gieo trồng đều sử dụng các giống ngô lai năng suất cao. 

Huyện Kim Bôi ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Kim Bôi chú trọng ứng dụng máy móc và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Cơ giới hóa trở thành "chìa khóa" để nâng cao giá trị sản xuất, giúp hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động thời vụ tại khu vực nông thôn.

Tạo đột phá để các địa phương vươn lên mạnh mẽ

Tư tưởng chỉ đạo và nội dung của Nghị quyết số 30-NQ/TW đã đưa ra nhiều quan điểm định hướng, ý tưởng và tầm nhìn mới, có tính đột phá trong phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng. Các địa phương cần linh hoạt, chủ động biến thách thức thành cơ hội, biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng đồng bằng sông Hồng thật sự phát triển đột phá, khẳng định vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước.

Lưu ý những quy định mới về đổi, trả vé tàu sau Tết

Các công ty vận tải đường sắt vừa ban hành quy định giảm mức phí và thời gian đổi, trả vé tàu sau Tết, áp dụng đến 26/4/2023.

Huyện Lương Sơn tạo đà bứt phá trong tiến trình trở thành thị xã

(HBĐT) - Đến huyện Lương Sơn những ngày đầu năm, trong không khí rộn ràng của xuân Quý Mão 2023, khắp các nhà máy, công trường, trên mỗi con đường, tuyến phố, hoạt động sản xuất, giao thương hối hả bắt nhịp thời gian... Hiện, Lương Sơn đang nỗ lực phát triển để tạo bứt phá, tiến tới xây dựng huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV, đến năm 2025 trở thành đơn vị hành chính cấp thị xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục